Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và 5 chế độ liên quan cần biết

21.10.2019 4654 vi.vothanh

Bạn đang làm việc trong môi trường nào? Công việc của bạn có được liệt kê vào danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không? Nhóm nghề này có chế độ hỗ trợ đặc biệt nào? Tất cả sẽ được Tuyencongnhan.vn giải đáp qua bài viết dưới đây.

Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm là gì? 

“Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” là những công việc trong môi trường có tác động xấu đối với sức khỏe, tính mạng của người lao động hoặc tính chất công việc đòi hỏi người làm phải bỏ ra rất nhiều sức lực hơn những người lao động bình thường.

Ví dụ: Công nhân trộn, đổ bê tông trong hầm lò; Công nhân quản lý, vận hành đèn biển; Công nhân nạp ắc quy, sửa chữa đèn lò; sửa chữa, cấp phát ắc quy, đèn lò…

nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Thợ lò là một trong những nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở nước ta

Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

8 Đối tượng chính được nhà nước quy định để hưởng chế độ lao động đặc biệt bao gồm những người làm trong ngành: Dầu Khí, Lưu Trữ, Giao thông vận tải, Hóa chất, Khoa học - Công nghệ, Thể dục - Thể thao, Khai khoáng, Tài nguyên và Môi trường.

Trong đó, pháp luật Việt Nam nêu rõ “Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” thuộc Điều kiện lao động loại IV, “Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm” thuộc Điều kiện lao động loại V, VI.

Xem danh mục “Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm”

​=> Tại đây 

5 chế độ đặc biệt đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Chính vì làm việc trong môi trường có nhiều khác biệt, nguy cơ rủi ro cao, nên nước ta đã ban hành một số quy định nhằm tạo điều kiện để người lao động được hưởng những quyền lợi nhất định. 

1. Thời gian làm việc không quá 6h/ngày

- Đối tượng thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định thời gian làm việc không quá 06h/ ngày. Mỗi tuần làm việc được nghỉ ít nhất 24h liên tục (Có thể nghỉ cuối tuần hoặc bất cứ ngày nào tùy thuộc vào sự sắp xếp)

nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Thời gian làm việc của nghề thuộc danh mục đặc biệt là không quá 06h/ngày

2. Mức lương cao hơn công việc bình thường 5%

- So với người làm việc trong môi trường bình thường, mức lương của công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn 5%. Và người làm trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, nguy hiểm có mức lương  cao hơn bình thường 7%

3. Được hưởng chế độ trợ cấp bằng hiện vật

 Theo Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH, khi đủ điều kiện là “người làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại…”, doanh nghiệp có trách nhiệm bồi dưỡng suất ăn cho người lao động theo định mức cụ thể và không được phép quy đổi bằng tiền:

+ Mức 1: 10.000đ

+ Mức 2: 15.000đ

+ Mức 3: 20.000đ

+ Mức 4: 25.000đ

4. Chế độ bảo hiểm xã hội khi ốm đau và hưu trí

- Chế độ ốm đau:

+ Đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm: Được hưởng trợ cấp 40 ngày

+ Đóng BHXH từ 15 đến 30 năm: được hưởng trợ cấp 50 ngày

+ Đóng BHXH 30 năm trở lên: Được hưởng trợ cấp 70 ngày.

- Chế độ hưu trí:

Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về độ tuổi nghỉ hưu dành cho đối tượng làm trong môi trường độc hại, nặng nhọc là Nam từ đủ 55 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến 55 tuổi. (Đối với lao động bình thường, độ tuổi nghỉ hưu của nam là từ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 trở lên).

nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
Nhà nước luôn tạo điều kiện tốt nhất cho người làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Ngoài ra, hiện nay nhiều công ty khi tuyển dụng lao động làm việc trong môi trường độc hại thường áp dụng nhiều chính sách hỗ trợ nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của công nhân như: Bố trí chỗ ở hoàn toàn miễn phí tại chung cư dành cho công nhân, có bộ phận phục vụ giặt sấy quần áo, được về quê thăm gia đình 5-7 ngày/tháng, có xe đưa đón về quê ăn tết… Và được hưởng mọi quyền lợi theo Bộ Luật lao động như: quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, BH thất nghiệp, các ngày nghỉ lễ, tết… tạo mọi điều kiện tốt nhất có thể để công nhân phần nào yên tâm làm việc.

Tất cả những ai đang làm việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trên đây đều được hưởng những quyền lợi nhất định. Đây cũng là căn cứ để hưởng những chính sách, trợ cấp về sau. Vì vậy, bạn đừng nên bỏ qua những thông tin hữu ích này nhé.

Ms.Công nhân

4.3 (873 đánh giá)
Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và 5 chế độ liên quan cần biết Danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và 5 chế độ liên quan cần biết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 183

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 334

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 372

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 222