Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và 5 điều cần biết

18.10.2019 2706 vi.vothanh

Hiện nay, pháp luật nước ta đã cập nhật quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Đừng bỏ qua những thông tin quan trọng dưới đây nếu bạn là người đang làm việc tại các tổ chức, doanh nghiệp…

Một trong những việc làm thiết thực của nhiều doanh nghiệp chính là khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Đây vừa thể hiện trách nhiệm xã hội của mỗi tổ chức, vừa được coi như hành động ý nghĩa chăm lo đời sống công nhân. Bài viết sau đây sẽ nêu rõ chi tiết về “quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động”.

Khám sức khỏe cho người lao động là gì?

Khám sức khỏe cho người lao động hoặc khám sức khỏe nghề nghiệp là việc thực hiện kiểm tra khám định kỳ cho công, nhân viên nhằm đánh giá công việc từng người đang làm có phù hợp với mức độ sức khỏe của họ hay không. Đồng thời sớm phát hiện các vấn đề nguy hại về sức khỏe, bệnh tình liên quan đến nghề nghiệp.

Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là điều bắt buộc

Lợi ích của khám sức khỏe định kỳ người lao động không nên bỏ qua

Đối với người lao động

- Phát hiện được các vấn đề nguy hại đến sức khỏe trước khi chuyển thành bệnh.

- Tạo điều kiện điều trị những loại bệnh không có dấu hiệu thể hiện ra bên ngoài, giảm chi phí khám chữa bệnh về sau.

Đối với doanh nghiệp

- Ngăn ngừa và phát hiện sớm những loại bệnh liên quan đến nghề nghiệp giúp người sử dụng lao động giảm được chi phí y tế, bồi thường cho người lao động.

- Phát triển lực lượng sản xuất một cách vững mạnh, nâng cao chất lượng làm việc, giảm thiểu tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

- Tạo sự tin tưởng và gắn bó giữa người người lao động và doanh nghiệp.

6 Đối tượng áp dụng khám sức nghề nghiệp theo luật lao động

Căn cứ vào Điều 2, Luật An toàn vệ sinh lao động, đối tượng áp dụng khám sức khỏe cho người lao động gồm:

Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
Đối tượng áp dụng quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

Thời gian khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

Cũng trong Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 có quy định rằng:

- Hằng năm, doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất 1 lần cho người lao động. Quy định thời gian cụ thể nào thì tùy vào thời điểm, tính chất sản xuất của mỗi đơn vị.

- Riêng đối với những người ai làm công việc, nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động khuyết tật, cao tuổi… thì ít nhất khám sức khỏe 6 tháng 1 lần. Nghĩa là doanh nghiệp buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho đối tượng này 2 lần/năm.

Đồng thời, đây cũng là quyền lợi và nghĩa vụ phải tham gia khám sức khỏe đầy đủ để doanh nghiệp lập hồ sơ sức khỏe, có căn cứ về sau khi không may người lao động mắc phải những bệnh nghề nghiệp hoặc gặp rủi ro trong sản xuất.

Quy định nội dung khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, pháp luật nước ta còn đưa ra điều luật:

- Lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản.

- Người làm việc trong môi trường tiếp xúc với các chất độc hại, có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được áp dụng các biện pháp chuyên sâu để khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.

- Trước khi bố trí làm việc hoặc trước khi chuyển người lao động sang các công việc nặng nhọc, độc hại khác, hay sau khi bị tai nạn lao động, đã phục hồi sức khỏe và trở lại làm việc thì doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động.

- Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, phát hiện và điều trị bệnh nghề nghiệp là do doanh nghiệp chi trả.

Đồng thời, doanh nghiệp khi tổ chức khám sức khỏe cho người lao động cần phải phối hợp với bệnh viện đủ điều kiện theo quy định của bộ Y tế và thực hiện đảm bảo các nội dung sau đây:

Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
Quy định nội dung khám sức khỏe cho người lao động

Thực trạng áp dụng quy định khám sức khỏe định kỳ cho NLĐ trong doanh nghiệp hiện nay 

Luật lao động quy định doanh nghiệp sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất 1 lần/năm. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều doanh nghiệp, công ty phớt lờ vấn đề này.

Nguyên nhân đầu tiên, về phía doanh nghiệp, một phần vì họ vẫn chưa thực sự coi trọng giá trị của người lao động, nhiều trường hợp tài chính công ty khó khăn dẫn đến việc trốn tổ chức khám sức khỏe hoặc khám hình thức sơ sài để đối phó với cơ quan chức năng.

Về phía người lao động, một bộ phận nhỏ thiếu kiến thức về quyền lợi của mình khi tham gia sản xuất. Họ chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng và ý nghĩa thực sự của việc khám sức khỏe định kỳ nên thường không quan tâm đòi quyền lợi cho mình. Nhiều trường hợp doanh nghiệp có thực hiện nhưng thiếu rất nhiều nội dung khám, mà người lao động cũng không hề hay biết hoặc không dám lên tiếng. 

Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động
Nhiều công nhân hiện nay vẫn chưa nắm rõ nội dung khám sức khỏe gồm những gì

Bên cạnh đó, còn nhiều nguyên do khác như việc thanh tra, xử phạt của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, quy định của pháp luật chưa đầy đủ, các cơ sở y tế chưa đủ điều kiện khám chuyên sâu phát hiện bệnh nghề nghiệp…

Như vậy, để đảm bảo tình trạng sức khỏe luôn ổn định, người lao động nên cố gắng tự đi khám sức khỏe định kỳ để điều trị kịp thời nhất khi phát hiện bệnh. Đồng thời, nghiêm chỉnh chấp hành quy trình an toàn lao động trong môi trường độc hại, tìm hiểu về những bệnh nghề nghiệp công nhân dễ mắc phải và biện pháp phòng tránh để làm việc an toàn hơn.

Nhờ có quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động mà nhiều công nhân hiện nay phát hiện sớm được những bệnh tật tìm ẩn cũng như nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp. Vậy nên, mỗi người cần chú ý thông tin mà Tuyencongnhan.vn chia sẻ trên đây để quyền lợi cá nhân luôn được đảm bảo trong suốt thời gian gắn bó với doanh nghiệp.

Ms.Công nhân

4.3 (673 đánh giá)
Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và 5 điều cần biết Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và 5 điều cần biết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thu nhập thấp, công nhân có nên về quê ăn Tết?

Thu nhập thấp, công nhân có nên về quê ăn Tết?

“Thu nhập thấp, năm nào vợ chồng tôi cũng phải bấm bụng dành tiền về quê ăn Tết. Dần dần, Tết trở thành nỗi ám ảnh trong tôi”... Làm lụng vất vả cả...

08.12.2024 2738

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Dịp cận Tết, nhiều doanh nghiệp tổ chức tăng ca để kịp tiến độ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài liên tục khiến công nhân kiệt sức và không có thời g...

07.12.2024 30123

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Không biết từ bao giờ, câu chuyện “Về quê ăn Tết” lại là nỗi ám ảnh của nhiều công nhân đến thế. Từ cơm áo gạo tiền đến phong tục lễ nghĩa, tất cả dườ...

07.12.2024 3587

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Thu nhập thấp, nhiều công nhân mong được tăng ca dịp cuối năm để có thêm tiền trang trải chi phí tàu xe, quà cáp khi về quê. Dù mệt mỏi nhưng mọi ngườ...

06.12.2024 2250