5 việc kỹ sư xây dựng mới ra trường nên làm
17.10.2022 12438 bientap
Sau khi hoàn thành chương trình Đại học 4 - 5 năm, không ít tân sinh viên ngành xây dựng tỏ ra khá lúng túng trong việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Bài viết sau đây, Vieclamnhamay.vn sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi kỹ sư xây dựng mới ra trường nên làm gì?
► Lợi thế của kỹ sư xây dựng mới ra trường
- Là lực lượng lao động trẻ, khỏe, đang khao khát tìm việc làm
- Sẵn sàng bắt đầu từ những vị trí công việc nhỏ
- Có khả năng thích ứng với môi trường làm việc nhanh
- Dễ thay đổi để phù hợp yêu cầu công việc
- Năng động, sáng tạo và mong muốn thể hiện bản thân bằng những ý tưởng táo bạo
► Kỹ sư xây dựng mới ra trường nên làm gì?
- Định hướng phân ngành muốn làm việc
Mỗi sinh viên ngành xây dựng sau khi ra trường cần có định hướng phân ngành muốn làm việc cụ thể dựa trên sở thích cũng như thế mạnh của bản thân. Bạn có thể làm việc như một:
• Kỹ sư dân dụng (xây dựng nhà ở)
• Kỹ sư công trình (xây dựng trường học, bệnh viện, khách sạn…)
• Kỹ sư cầu đường (xây dựng đường sá, cầu cống…)
• Kỹ sư xây dựng công trình ngầm đô thị…
- Xác định nơi làm việc
Trên thực tế, không phải địa phương nào cũng có nhu cầu tuyển dụng nhiều kỹ sư xây dựng. Mà nhu cầu tuyển dụng cao chủ yếu tập trung ở những tỉnh/ thành phố có ngành công nghiệp hay dịch vụ phát triển như: Quảng Ninh, Hà Nội, Lào Cai, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Đà Lạt, Bình Dương, Đồng Nai, Tp. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Long An, Phú Quốc,… Do đó, nếu bạn ở nơi không có nhiều doanh nghiệp xây dựng cần tuyển dụng thì bắt buộc bạn cần đi xa nhà tìm việc.
- Chuẩn bị CV xin việc
Với CV xin việc ngành xây dựng, điều quan trọng là bạn phải trình bày rõ ràng cho nhà tuyển dụng thấy những thế mạnh của bản thân: kỹ năng - kinh nghiệm… CV cần được thiết kế - bố cục ấn tượng và đẹp mắt để gây ấn tượng tốt cho chuyên viên tuyển dụng của doanh nghiệp.
- Chọn ứng tuyển vào doanh nghiệp với vị trí phù hợp
Sau khi đã xác định nơi muốn làm việc, việc tiếp theo là tìm doanh nghiệp để ứng tuyển. Sự phát triển của web việc làm và mạng xã hội hiện nay là môi trường vô cùng thuận lợi giúp các bạn ứng viên nhanh chóng tìm được việc làm phù hợp. Bạn có thể gõ tìm việc làm theo từ khóa trên Google: việc làm kỹ sư xây dựng tại Hà Nội, việc làm giám sát thi công tại Bình Dương… - kết quả sẽ hiển thị cho bạn các website việc làm có danh sách doanh nghiệp xây dựng đăng tuyển. Hoặc bạn cũng có thể truy cập vào website chuyên ngành như Vieclamnhamay.vn để tìm việc Kỹ sư xây dựng:
Về vị trí việc làm, nếu cảm thấy mình đủ khả năng và đọc mô tả - yêu cầu công việc thấy phù hợp thì bạn hoàn toàn có thể ứng tuyển làm kỹ sư xây dựng. Còn những ứng viên chưa có hoặc ít kinh nghiệm, nên bắt đầu với các vị trí công việc chuyên môn liên quan hoặc vị trí hỗ trợ công việc cho kỹ sư xây dựng để dần dần học hỏi - cho đến khi đủ sức và lực đảm nhận vai trò chính.
- Tự tin tham gia buổi phỏng vấn
Thực tế, chỉ có hai lựa chọn: thần thái tự tin - trúng tuyển, thần thái tự ti - trượt phỏng vấn. Bạn sẽ chọn thể hiện mình là người như thế nào? Khi có cơ hội tham gia phỏng vấn, bạn hãy tự tin chia sẻ cho nhà tuyển dụng thấy điểm mạnh - ưu điểm của bạn là gì. Có thể là một người chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng bù vào đó, bạn là người đam mê với nghề và luôn có tinh thần học hỏi, cầu tiến trong công việc.
Với công cuộc phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước, xây dựng là ngành đóng vai trò chủ đạo nên nhu cầu nhân sự ngành này ở hiện tại và cả giai đoạn vài chục năm nữa vẫn rất lớn. Cho nên, các bạn tân kỹ sư xây dựng vừa ra trường cần phải xác định được mình là ai - mình muốn gì để định hình con đường sự nghiệp cho bản thân.
► Những yếu tố cần có để trở thành kỹ sư xây dựng giỏi nghề
- Yêu cầu cơ bản và vô cùng cần thiết là phải có kiến thức chuyên ngành tốt
• Biết đọc bản vẽ xây dựng: nắm được yêu cầu mà người thiết kế truyền tải vào đó, hiểu được quy mô - tính chất công trình, hình dung được những việc cần làm để hoàn thành công trình, biết bóc tách khối lượng từ bản vẽ…
• Ứng dụng tốt các môn chuyên ngành: biết cách ứng dụng kỹ thuật thi công vào từng hạng mục công trình thực tế, nắm bắt nhanh những công nghệ kỹ thuật xây dựng mới, biết làm dự toán công trình, lập được hồ sơ thầu…
• Sử dụng tốt các phần mềm chuyên ngành: để giúp tiết kiệm sức lực, tăng hiệu quả và độ chính xác trong công việc
- Biết tự thiết kế công trình độc lập bằng việc bổ sung kiến thức liên quan về kiến trúc
- Có kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp hiệu quả, kỹ năng phối hợp làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo…
- Thành thạo tiếng Anh chuyên ngành: để có cơ hội làm việc trong các công ty liên doanh nước ngoài, giao tiếp nâng cao chuyên môn với chuyên gia quốc tế
- Biết tự nghiên cứu, tìm hiểu phát triển bản thân - nâng cao trình độ
- Phải thực sự đam mê với nghề xây dựng - bởi nếu không đủ lửa, đam mê nghề - nhiều khả năng bạn sẽ bị đào thải bởi tính chất công việc áp lực, vất vả và nhiều yếu tố khác chi phối…
Những kỹ năng kỹ sư xây dựng mới ra trường nên làm để giữ vững tay nghê
Kỹ sư xây dựng mới ra trường luôn phải trong tư thế sẵn sàng làm việc, hoàn tất công việc được giao và trụ vững lâu dài với nghề. Vậy bí quyết là gì? Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu ngay bên dưới:
- Tinh thần làm việc năng nổ, không ngại lăn xả, mạnh dạn thực hành các công việc chưa bao giờ thử sức trước đây.
- Chú trọng vào mục tiêu tích lũy kinh nghiệm làm việc, kỹ năng thành thạo, tạo ra giá trị cho bản thân.
- Luôn học hỏi, tiếp thu kiến thức mới về các dự án xây dựng từ các đồng nghiệp xung quanh khác.
- Nắm vững yêu cầu trình độ của nghề, luôn nâng cao trau dồi kỹ năng, kiến thức chuyên môn.
Với những bạn sinh viên hiện còn ngồi trên giảng đường, bạn nên cố gắng học - thực hành tất cả những gì có thể một cách thành thạo nhất. Bởi đó chính là con đường ngắn nhất để sau này khi ra trường, bạn dễ dàng tìm được công việc phù hợp cùng mức lương như ý.
Ms. Công nhân