Ngành Công nghệ da giày và 6 Thông tin hữu ích cần biết
22.05.2024 8137 hongthuy95
Tương tự như ngành công nghệ may, công nghệ da giày cũng là ngành học được nhiều bạn trẻ lựa chọn thời gian gần đây bởi nhu cầu nhân sự dồi dào trên thị trường. Nhiều người thắc mắc ngành công nghệ da giày là gì - học gì - học ở đâu - ra trường làm gì - có dễ xin việc không - lương/ thu nhập thế nào… Tất cả sẽ được Vieclamnhamay.vn giải đáp ở bài viết dưới đây.
Ngành công nghệ da giày là gì?
Công nghệ da giày là ngành đào tạo các kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên chuyên nghiên cứu - phát triển các khâu sản xuất mặt hàng thiết yếu trong các doanh nghiệp, công ty thuộc lĩnh vực da giày, chịu trách nhiệm thiết kế, hoàn thiện, kiểm tra, đóng gói, bảo quản, quản lý thành phẩm theo đúng yêu cầu đơn hàng nhận.
Ngành công nghệ da giày học gì?
Sinh viên, học viên theo học ngành công nghệ da giày sau tốt nghiệp sẽ:
- Nắm được toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất mặt hàng da giày chuyên biệt đến từng công đoạn thành phần của dây chuyền sản xuất, bao gồm thiết kế, làm hàng mẫu, sản xuất, ráp hoàn thiện, đóng gói, bảo quản sản phẩm
- Sử dụng thành thạo các loại máy móc, trang thiết bị phục vụ cho công việc sản xuất da giày; đọc-hiểu thông số kỹ thuật, biết “bắt bệnh” để phát hiện lỗi và kịp thời xử lý
- Thiết kế được sản phẩm giày dép theo đơn hàng hoặc sáng tạo sản phẩm mới (trên máy tính và thủ công thực tế)
- Biết định mức nguyên vật liệu, tổ chức và quản lý nguyên vật liệu, thời gian hoàn thành và giá thành sản phẩm, kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm
- Biết cách phân loại, đánh giá hàng mẫu, sản phẩm trên chuyền, nhận biết lỗi sai kỹ thuật cần xử lý
- Có khả năng hoạch định, tổ chức, quản lý sản xuất đơn hàng…
Ngành công nghệ da giày thi khối nào?
Mỗi trường sẽ tổ chức tuyển sinh với chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển và mức điểm chuẩn đầu vào tương ứng phù hợp với mục đích chọn được những tân sinh viên xuất sắc nhất.
Nhìn chung, các trường Đại học - Cao đẳng chính quy thường tuyển sinh ngành công nghệ da giày (mã ngành: 7540206) ở các tổ hợp: A00 (Toán-Lý-Hóa), A01 (Toán-Lý-Anh), B00 (Toán-Hóa-Sinh), D01 (Văn-Toán-Anh), D07 (Văn-Hóa-Anh).
Học ngành công nghệ da giày ở trường nào?
Tuy nhu cầu cao nhưng đến năm 2024, số trường đại học, cao đẳng trên cả nước tổ chức tuyển sinh và đào tạo ngành công nghệ da giày (có thể khác nhau về tên ngành như công nghệ da giầy, công nghệ giày da…) vô cùng ít, gần như chỉ “đếm-trên-đầu-ngón-tay”.
Trường |
Thông tin tuyển sinh năm 2024 |
CĐ Công thương TP.HCM |
- Địa chỉ: Số 20 Tăng Nhơn Phú, P.Phước Long B, Q.9 - ĐT: 028 3731 2370 / Hotline: 091 5533 130 - THXT: A, B, C, D - HTXT: xét tuyển học bạ THPT từ 15 điểm trở lên, điểm thi THPT, điểm ĐGNL |
CĐ Công nghệ và Quản trị SONADEZI |
- Địa chỉ: Số 01, đường 6A, KCN Biên Hòa II, Biên Hòa, Đồng Nai - ĐT: 0251 3994 011 / 012 / 013 - 0941 122 822 - THXT: A00, A01, D07 - HTXT: điểm thi THPT, xét học bạ |
Ngoài ra, bạn trẻ quan tâm và mong muốn tìm việc ngành da giày có thể ứng tuyển làm công nhân sản xuất tại các nhà máy, nhà xưởng để học việc, vừa tiết kiệm thời gian và chi phí, lại được thực hành thực tế, đặc biệt là có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, mức lương và cơ hội thăng tiến, môi trường làm việc có thể sẽ khác với sinh viên được đào tạo chính quy, qua trường lớp.
Học ngành công nghệ da giày ra trường làm gì?
Là một trong những thị trường gia công mặt hàng da giày lớn của khu vực, vì thế mà nhu cầu nhân sự ngành nghề này khá lớn, với đa dạng vị trí tuyển dụng. Sinh viên, học viên tốt nghiệp ngành công nghệ da giày có thể đảm nhận nhiều nhiệm vụ công việc như:
- Công nhân sản xuất tại cơ sở sản xuất, kinh doanh da giày
- Kỹ thuật viên, nhân viên thiết kế giày dép, nghiên cứu và phát triển mẫu mã da giày mới, làm việc tại phòng thiết kế, phòng kỹ thuật, phòng phát triển mẫu, phòng nghiên cứu mẫu… ở các vị trí cụ thể như:
+ Nhân viên thiết kế mẫu rập/ kỹ thuật thiết kế
+ Nhân viên phát triển sản phẩm (R&D staff)
+ Nhân viên khai phá và thiết lập hồ sơ mẫu
+ Nhân viên lập hồ sơ kỹ thuật cho mã hàng
+ Nhân viên nhảy size trên phần mềm, thủ công
+ Nhân viên tính định mức và cân đối nguyên phụ liệu cho đơn hàng
+ Nhân viên viết quy trình công nghệ sản xuất giày
+ Nhân viên triển khai sản xuất
+ Nhân viên đào tạo kỹ thuật giày…
- KCS/ QA/ QC chịu trách nhiệm kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm da giày
- Tổ trưởng dây chuyển sản xuất theo công đoạn
- Quản đốc nhà máy
- Tham gia giảng dạy, đào tạo tại các trường, trung tâm mở lớp công nghệ da giày và liên quan…
Lương ngành công nghệ da giày ra sao?
Tùy thuộc vào nơi làm việc, khu vực làm việc, vị trí đảm nhận, trình độ, kinh nghiệm, hiệu suất công việc và khả năng deal lương của mỗi người thì mức lương nhận được sẽ khác nhau và có sự chênh lệch ít nhiều.
Nhìn chung, mức lương học việc cho sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm dao động khoảng 3-4 triệu đồng/ tháng – người đã có kinh nghiệm 2-3 năm nhận mức lương vào khoảng 5-8 triệu đồng/ tháng – Tổ trưởng, Quản đốc sẽ có mức lương cao hơn, tầm 7-10 triệu/ tháng…
Ngoài ra, làm việc tại nhà máy, công xưởng còn nhận được các khoản thưởng lễ tết, thưởng năng suất, lương tăng ca, lương tháng 13, trợ cấp, phụ cấp, đóng BHXH…
Với những thông tin chi tiết về ngành công nghệ da giày được Vieclamnhamay.vn chia sẻ trên đây hy vọng sẽ hữu ích với những ai đang có ý định tìm hiểu và định hướng theo học ngành này. Nhu cầu nhân sự cao, công việc ổn định, thu nhập tương xứng, có cơ hội phát triển và thăng tiến… là những lý do hấp dẫn để bạn cân nhắc và quyết định lựa chọn ngành học phù hợp.
Ms. Công nhân