Nháy đèn pha xin đường: Ai nhường ai?

19.07.2024 216 hongthuy95

Nhiều bác tài tuy là lái mới hay đã lão làng vẫn cứ thắc mắc rằng: khi 2 xe ngược chiều nhau nhưng cùng gặp 1 chướng ngại vật, cả 2 xe đều nháy đèn thì hàm ý muốn gì? Ai muốn xin đường? Ai đồng ý nhường đường? Hay cả 2 đều muốn được xe kia nhường đường để mình lách qua trước?... Cùng nghe người từng trải nói sao nhé!

nháy đèn pha xin đường: ai nhường ai

2 xe ngược chiều cùng gặp 1 chướng ngại vật

Trên một diễn đàn chuyên thảo luận chuyện xe cộ và kỹ năng lái xe có thành viên thắc nắc:

“Các bác đi trên đường gặp 1 xe ngược chiều ở ngay chỗ có chướng ngại vật làm lòng đường bị thu hẹp lại. Khi đó thì 1 trong 2 xe, nhiều khi là cả 2 xe sẽ nháy đèn pha để báo hiệu.

Tuy nhiên, không chắc là tất cả các lái xe đều hàm ý như nhau khi nháy pha trong những tình huống như thế.

Tôi thì nháy pha khi mình muốn xe ngược chiều nhường mình. Nhưng đôi khi mình nháy pha rồi mà chẳng thấy xe kia nhường thì không hiểu lái xe đó hiểu sai ý mình hay hiểu đúng mà cố tình không nhường?

Tìm hiểu ra ngoài phạm vi Việt Nam thì nhiều nước châu Âu, khi nháy pha tức người ta có ý nhường đường cho xe ngược chiều, tức là ngược lại với ý nghĩa của tôi. Vậy không hiểu ở ta hay các nước trong khu vực ĐNA như Thái Lan, Singapores, Trung Quốc thì thế nào? Thậm chí suy nghĩ của nhiều bác tài Việt khác khi gặp tình huống này thế nào?...”

Thực tế trường hợp này rất hay gặp. Tài xế của cả 2 xe đều nháy đèn để thực hiện giao tiếp. Thế nhưng không phải lúc nào cũng hợp rơ nhau, tức xe xin nhường và xe kia đồng ý nhường hoặc ngược lại. Nhiều xe hiếu thắng cứ muốn mình phải đi trước mà tranh nhau đi gây hậu quả ngoài mong đợi.

Vậy nên quy ước xử lý thế nào khi gặp tình huống này?

Nháy đèn pha xin đường: Ai nhường ai?

Luật giao thông đường bộ hiện nay chưa có quy định cụ thể về trường hợp này. Trong thực tế, giao tiếp và xử lý thế nào là do sự chủ động và linh hoạt của các bác tài, cùng với ý thức đảm bảo an toàn giao thông khi tham gia lưu thông trên đường của mỗi người. Tuy nhiên, phía dưới bài đăng thắc mắc, nhiều lái xe chia sẻ kinh nghiệm và tích lũy thực tế của bản thân về kỹ năng xin và nhường đường bằng cách nháy đèn pha khi gặp chướng ngại vật:

- “Theo kinh nghiệm của em thì xe nháy sau phải nhường cho xe nháy trước và xe nhỏ phải nhường cho xe to. Kết hợp cả 2 yếu tố trên” – pvc

- “Dừng hẳn xe lại, nháy pha liên tiếp (dăm bảy cái), là tương đương với đồng ý nhường đường. Cũng dừng xe (hoặc đi chậm lại), nháy phát 1 phát 1, là “cho em xin!”. Xin xong rồi thì nhớ giơ tay cảm ơn nhé!” – Primera

- “Theo em nghĩ thì bên nào có đường rộng hơn, tránh được dễ hơn thì nhường đường. Như vậy hợp lý và thuận lợi hơn” – xmen

- “Xe nào cùng phía với chướng ngại vật thì nhường xe kia. Xe nào gần chướng ngại vật hơn thì đường nhường. Xe nhỏ nhường xe to; xe chở hàng nặng, kéo mooc, hoặc kéo xe khác được nhường đi trước…” – isabinh

- “Theo em thì:

+ Bên nào có chướng ngại vật thì nhường bên không có chướng ngại vật

+ Bên nào xa chướng ngại vật thì nhường bên gần chướng ngại vật

+ Xe to phải nhường xe nhỏ, vì xe nhỏ dễ lách qua hơn

+ Xe nào nháy đèn ít thì nhường xe nháy đèn nhiều, vì nháy đèn nhiều chắc đang gấp…”

- “Nếu mà đúng luật thì xe bên chiều đường có chướng ngại vật phải nhường đường cho xe bên kia, trừ khi xe bên kia còn quá xa” – Awake

- “Khoảng cách đến chương ngại vật, xe nào xa hơn thì nhường. Xe nào bên phía có chướng ngại vật phải nhường. Xe nào cồng kềnh, tải nặng hơn thì được nhường. Thế thôi” – supra

- …

nháy đèn pha xin đường: ai nhường ai
Bạn sẽ nhường đường khi xe ngược chiều nháy xin?

Nháy pha để xin đi trước hay để nhường đường thì đều được cả. Quan trọng là trong từng tình huống 2 bác tài tiếp nhận và xử lý thế nào. Nếu cả 2 hợp rơ nhau thì chắc chắn sẽ không có va quẹt hay sự cố gì. Tốt hơn nữa thì có thể đưa ra quy tắc xin - nhường như một quy ước chuẩn, chung, để tất cả mọi người cùng biết và tuân theo nhằm đảm bảo an toàn giao thông khi tham gia lưu thông trên đường.

Ý kiến của các bác thế nào? Các bác muốn gì khi nháy đèn pha hay phản ứng thế nào khi thấy bác khác nháy đèn pha?

Ms. Công nhân

(Theo Otofun)

4.1 (431 đánh giá)
Nháy đèn pha xin đường: Ai nhường ai? Nháy đèn pha xin đường: Ai nhường ai?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Làm việc thời vụ là gì? Tìm việc làm thời vụ Tết ở đâu?

Làm việc thời vụ là gì? Tìm việc làm thời vụ Tết ở đâu?

Hiện không ít lao động chọn làm việc thời vụ vì nhiều lý do và ích lợi mà công việc đó mang lại. Như thế nào là làm việc thời vụ? Tại sao nhiều người...

21.11.2024 880

Thưởng Tết và 8 vấn đề công nhân - người lao động cần biết

Thưởng Tết và 8 vấn đề công nhân - người lao động cần biết

Cuối năm là thời điểm mong đợi nhất của hầu hết người lao động, nhất là công nhân nhà máy vì sắp được nhận một khoản tiền thưởng Tết - được nghỉ dài n...

21.11.2024 8946

Nôn nao đợi nhận 8 khoản TIỀN công nhân có thể có dịp Tết

Nôn nao đợi nhận 8 khoản TIỀN công nhân có thể có dịp Tết

Không chỉ tiền lương cơ bản, cố định hàng tháng, dịp Tết, nhiều công nhân có mức tổng thu nhập trên dưới chục triệu đồng từ nhiều khoản chi trả liên q...

20.11.2024 635

Quy định về thời gian nghỉ và cách tính lương ngày lễ, Tết cho người lao động

Quy định về thời gian nghỉ và cách tính lương ngày lễ, Tết cho người lao độ...

Đặc thù công việc của một số ngành nghề khiến doanh nghiệp sắp xếp cho người lao động (NLĐ) làm việc ngoài ca làm chính, thậm chí là trong các ngày lễ...

20.11.2024 9986