Cách kiểm soát tốc độ khi lái xe: Nhanh - Chậm tùy lúc

25.07.2024 470 hongthuy95

Đi quá nhanh dĩ nhiên dễ gây tai nạn, thế nhưng, đi chậm cũng không hẳn đã tốt. Tốc độ khi lái xe cần được kiểm soát linh hoạt, nhanh - chậm tùy lúc mới đảm bảo an toàn cho mình và những người khác.

cách kiểm soát tốc độ khi lái xe

Tốc độ an toàn khi lái xe là bao nhiêu?

Ở một số cung đường sẽ có quy định về tốc độ tối đa và tối thiểu nhằm đảm bảo tình hình xe lưu thông ổn định và an toàn. Còn lại thì không có con số quy định cụ thể về vận tốc lái xe, cho từng loại xe mà thay vào đó sẽ luôn khuyến cáo đi chậm, quan sát kỹ.

Rõ ràng, phóng nhanh vượt ẩu là vi phạm luật giao thông đường bộ. Thế nhưng, chạy quá chậm cũng không phải là tốt vì có thể gây khó chịu cho xe đang chạy phía sau, thậm chí khiến va chạm xảy đến. Do đó, cần kiểm soát tốc độ sao cho phù hợp, nhanh - chậm tùy lúc.

Vậy tốc độ an toàn khi lái xe là bao nhiêu?

Một phương tiện chạy với tốc độ an toàn là khi tốc độ đó phù hợp với điều kiện giao thông nơi mà xe đang di chuyển. Ngoài ra, cũng cần lưu ý đến vận tốc ghi trên biển hạn chế tốc độ, tức tốc độ tối đa xe di chuyển trong điều kiện lý tưởng; còn nếu không (như: đường trơn, tầm nhìn bị hạn chế…) thì nên dĩ nhiên phải chọn tốc độ thấp hơn rồi.

Thông thường, trừ khi có hướng dẫn cụ thể khác còn nếu không thì hãy duy trì tốc độ chạy xe dưới 50km/h khi đi trong phố, dưới 80km/h khi đi ngoài đô thị và dưới 20km/h khi đi trong ngõ hẹp.

Ngoài ra, cũng cần chú ý:

- Chạy đều ga để duy trì tốc độ ổn định

- Sử dụng nhịp nhàng và chính xác chân ga, phanh; hạn chế tối đa tình huống phải phanh gấp

- Khi quan sát thấy có mối nguy cần giảm tốc hay cho xe dừng, hãy thực hiện nhả chân ga và chuyển sang chân phanh nhưng chưa đạp; thao tác này sẽ giúp xe chạy chậm lại và tài xế sẽ phản ứng nhanh hơn, hiệu quả hơn khi muốn dừng xe, cũng đồng thời loại bỏ nguy cơ vì hoảng mà đạp nhầm chân ga khiến xe lao nhanh về phía trước thay vì dừng khẩn cấp

- Tập trung cao độ khi lái xe, liếc mắt quan sát cẩn thận và linh hoạt phán đoán trước những tình huống có thể xảy ra để chuẩn bị tâm thế và nhận biết, xử lý kịp thời.

- Kiểm soát tốc độ cua: thực hiện giảm tốc trước khi vào cua để không phải sử dụng phanh; bắt đầu đánh lái thẳng khi xe đến giữa khúc cua và tăng tốc dần để thoát cua là chuẩn.

- Kiểm soát vận tốc khi xe đổ đèo bằng cách về đi số thấp nếu là xe số sàn; ngoài ra, cũng cần phối kết hợp nhiều động tác như đạp ga, côn và chuyển số nhịp nhàng để thay đổi vận tốc trơn tru.

- Một số xe có tính năng kiểm soát hành trình, giúp lái xe di chuyển với tốc độ thích hợp ở các điều kiện khác nhau.

Có thể bạn chưa biết, hoặc biết nhưng vẫn lơ đi

Một số thông tin sau đây không phải lạ nhưng có người chưa biết, hoặc biết nhưng vẫn lờ đi và lái xe bất chấp trên đường:

- Tốc độ lái xe càng cao thì khả năng gây hay gặp tai nạn càng lớn, do thời gian để người cầm lái xử lý tình huống bất ngờ sẽ càng ngắn đi. Cứ với tốc độ tăng thêm trung bình 1km/h thì nguy cơ xảy ra tai nạn sẽ tăng tương ứng 3%, nguy cơ tử vong tăng thêm tương ứng 4-5%.

- Một chiếc xe đang chạy ở tốc độ 50km/h và đạp phanh khẩn cấp thì sẽ cần khoảng cách khoảng 13m để xe dừng lại hẳn; trong khi với tốc độ 40km/h thì chỉ cần khoảng 8,5m mà thôi.

- Hành khách ngồi trên xe chạy với vận tốc 80km/h có nguy cơ tử vong nếu tai nạn xảy ra cao gấp 20 lần so với xe chạy ở tốc độ 30km/h.

- Người đi bộ trên đường sẽ có đến 90% khả năng sống sót nếu bị tai nạn mà xe đâm vào họ đi với vận tốc 30km/h; nhưng tỷ lệ này sẽ giảm xuống mức dưới 50% khi cũng chiếc xe đó mà đi với tốc độ 45km/h trở lên.

- Thời tiết cũng ảnh hưởng đến mức độ an toàn khi lái xe. Chẳng hạn: khi trời khô ráo thì một xe du lịch 5 chỗ chạy với vận tốc 80km/h nhưng bắt buộc phải phanh khẩn cấp thì chỉ cần khoảng cách khoảng 25-30m để dừng lại hẳn; nhưng nếu trời mưa đường trơn trượt thì con số ấy sẽ tăng lên 50-80m, thậm chí cao hơn nếu đường có nhiều nước đọng.

Đưa những số liệu này lên để bạn thấy, chạy xe quá nhanh không mang lại lợi ích gì, ngoại trừ một số người thích cảm giác mạnh, hay tâm lý nôn nóng vì đang có chuyện gấp; thế nhưng, hệ quả có thể mang đến lại khá cao, đôi khi phải đánh đổi bằng cả sinh mạng của bản thân và những người khác đang tham gia lưu thông trên đường. Thế nên, luôn luôn kiểm soát tốc độ để lái xe an toàn và đúng luật

cách kiểm soát tốc độ khi lái xe
Duy trì tốc độ ổn định, giữ khoảng cách với xe phía trước - sau là cách đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông
 

Ms. Công nhân

4.0 (600 đánh giá)
Cách kiểm soát tốc độ khi lái xe: Nhanh - Chậm tùy lúc Cách kiểm soát tốc độ khi lái xe: Nhanh - Chậm tùy lúc

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Làm việc thời vụ là gì? Tìm việc làm thời vụ Tết ở đâu?

Làm việc thời vụ là gì? Tìm việc làm thời vụ Tết ở đâu?

Hiện không ít lao động chọn làm việc thời vụ vì nhiều lý do và ích lợi mà công việc đó mang lại. Như thế nào là làm việc thời vụ? Tại sao nhiều người...

21.11.2024 881

Thưởng Tết và 8 vấn đề công nhân - người lao động cần biết

Thưởng Tết và 8 vấn đề công nhân - người lao động cần biết

Cuối năm là thời điểm mong đợi nhất của hầu hết người lao động, nhất là công nhân nhà máy vì sắp được nhận một khoản tiền thưởng Tết - được nghỉ dài n...

21.11.2024 8947

Nôn nao đợi nhận 8 khoản TIỀN công nhân có thể có dịp Tết

Nôn nao đợi nhận 8 khoản TIỀN công nhân có thể có dịp Tết

Không chỉ tiền lương cơ bản, cố định hàng tháng, dịp Tết, nhiều công nhân có mức tổng thu nhập trên dưới chục triệu đồng từ nhiều khoản chi trả liên q...

20.11.2024 635

Quy định về thời gian nghỉ và cách tính lương ngày lễ, Tết cho người lao động

Quy định về thời gian nghỉ và cách tính lương ngày lễ, Tết cho người lao độ...

Đặc thù công việc của một số ngành nghề khiến doanh nghiệp sắp xếp cho người lao động (NLĐ) làm việc ngoài ca làm chính, thậm chí là trong các ngày lễ...

20.11.2024 9986