ODA là gì? Hé lộ 8 điều doanh nghiệp cần biết về ODA

31.08.2022 62334 ungvien

Cầu Nhật Tân, Nhà ga hành khách T2 thuộc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Đường Vành đai 3, cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng), cảng Đà Nẵng… đều là những công trình xây dựng bằng vốn ODA. Nếu bạn chưa biết ODA là gì thì tìm hiểu cùng Vieclamnhamay.vn nhé!

Cùng với GDP hay FDI, ODA cũng là thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Trước khi làm rõ vốn ODA là gì, chúng ta cần hiểu được bản chất ODA là gì?

ODA là gì

► ODA là gì?

ODA (Official Development Assistance) là một hình thức đầu tư nước ngoài thông qua khoản vay dài hạn với lãi suất thấp hoặc không lãi suất dành cho Chính phủ nước được đầu tư để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội.


► Vốn ODA là gì?

Vốn ODA chính là khoản vay/ viện trợ của đối tác nước ngoài dành cho Chính phủ và nhân dân các nước nhận viện trợ.

Các đối tác nước ngoài có thể là: Chính phủ, các nước trực thuộc Liên hợp quốc, Tổ chức phi chính phủ, Tổ chức tài chính quốc tế (Ngân hàng thế giới WB, Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, Ngân hàng phát triển châu Á ADB).


► Phân loại vốn ODA

 - Theo mức độ ràng buộc:

   • Vốn hợp tác phát triển chính thức ràng buộc (chi tại nước viện trợ)

   • Vốn hợp tác phát triển chính thức không ràng buộc (chi ở bất kỳ nước nào)

   • Vốn hợp tác phát triển chính thức ràng buộc một phần (vừa chi ở nước viện trợ vừa chi ở bất kỳ nơi nào)

 - Theo góc độ vay - trả:

   • Viện trợ không hoàn lại

   • Viện trợ có hoàn lại

   • Viện trợ hỗn hợp (hoàn lại một phần)

 - Theo hình thức sử dụng:

   • Hỗ trợ cán cân thanh toán

   • Viện trợ chương trình

   • Hỗ trợ dự án

   • Tín dụng thương mại với các điều khoản “mềm”

Oda là gì


► Đặc điểm của nguồn vốn ODA

 - Là nguồn vốn hợp tác phát triển

ODA được xem là một hình thức hợp tác phát triển giữa chính phủ các nước phát triển, giữa tổ chức tài chính quốc tế với các nước đang hoặc chậm phát triển. Bên cạnh việc cho vay ưu đãi, bên viện trợ còn thực hiện việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, cung cấp hàng hóa và dịch vụ khác… Bên nhận viện trợ có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đúng mục đích để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.

 - Là nguồn vốn có nhiều ưu đãi

Với mục tiêu hỗ trợ các quốc gia đang/ chậm phát triển nên các khoản vay ODA thường có mức lãi suất rất thấp. Cùng với đó là thời hạn vay thường trên 30 năm, thời gian ân hạn tương đối dài…

 - Kèm theo một số điều kiện ràng buộc

Các nước nhận viện trợ sẽ phải chấp nhận một số điều kiện ràng buộc từ các quốc gia, tổ chức hỗ trợ vốn ODA. Đó có thể là điều kiện chính trị, kinh tế hay khu vực địa lý.


► Ưu điểm và bất lợi của nguồn vốn ODA đối với nước đi vay

Ưu điểm

 - Là nguồn vốn vay có lãi suất thấp, thường dưới 2%/ năm

 - Thời gian cho vay dài, từ 25 - 40 năm, thời gian ân hạn kéo dài từ 8 - 10 năm

 - Trong tổng vốn vay ODA, ít nhất 25% vốn không cần hoàn lại

Bất lợi

 - Nước cho vay ODA đều có mục đích riêng: mở rộng mối quan hệ hợp tác, mở rộng thị trường, vì yếu tố chính trị, an ninh quốc phòng… Ví dụ nước vay ODA phải dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan với những mặt hàng nhập khẩu từ nước cho vay.

 - Nước cho vay ODA yêu cầu nước vay mua thiết bị, thuê nhân sự - dịch vụ… với chi phí khá cao

 - Phải thực hiện các điều khoản thương mại mậu dịch đặc biệt: nhập khẩu tối đa sản phẩm nào đó của nước cho vay ODA

 - Nước cho vay sẽ tham gia vào các dự án sử dụng nguồn vốn ODA của nước vay dưới hình thức hỗ trợ chuyên gia hoặc nhà thầu

 - Sự biến động tỷ giá hối đoái khiến giá trị dòng vốn ODA tăng cao - đến khi trả nợ, giá trị ODA là rất lớn

 - Nếu sử dụng vốn vay ODA không hiệu quả (để xảy ra tham nhũng, lãng phí, thiếu kinh nghiệm điều hành dự án…) sẽ nguy hại cho nước vay ODA

 

oda là gì


► Nước nào hỗ trợ vốn ODA cho Việt Nam nhiều nhất?

Hiện nay, tại Việt Nam, Nhật Bản là quốc gia hỗ trợ vốn ODA lớn nhất - với hơn 40% tổng số vốn đầu tư. Ngoài ra, liên minh châu Âu EU, ngân hàng thế giới WB hay chính phủ Hàn Quốc cũng là những đối tác viện trợ nhiều cho nước ta.


► Vốn vay ODA được ưu tiên sử dụng cho những dự án nào?

 - Dự án phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội

 - Dự án phòng, chống, giảm nhẹ rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu

 - Dự án an sinh xã hội

 - Dự án hỗ trợ xây dựng - cải cách chính sách, thể chế

 - Dự án trong lĩnh vực y tế, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp

 - Dự án bảo vệ môi trường…


► Sự khác biệt giữa ODA VÀ FDI

1. Định nghĩa

- ODA: Khoản vay hoặc viện trợ của những đối tác nước ngoài dành cho Chính phủ và nhân dân các nước.

- FDI: Khoản đầu tư trực tiếp của nước ngoài khi công dân của một nước nắm quyền kiểm soát những hoạt động kinh tế ở một nước khác (nước chủ nhà hoặc nước nhận đầu tư).

2. Hình thức

- ODA: Hình thức đầu tư gián tiếp từ nước ngoài

- FDI: Hình thức đầu tư trực tiếp từ nước ngoài

3. Quyền kiểm soát

- ODA: Chủ đầu tư không tham gia vào quá trình huy động vốn, vận hành kết quả đầu tư. Những quốc gia nhận vốn đầu tư này phải đảm bảo hoàn thành đúng mục tiêu, tuân thủ điều kiện đã thỏa thuận.

- FDI: Chủ đầu tư nắm quyền quản lý, trực tiếp kiểm soát tất cả nguồn vốn: Ra quyết định, tự quyết định về hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi.

4. Phương tiện đầu tư

- ODA: Hỗ trợ cán cân thanh toán, ngân sách, chương trình, dự án,...

- FDI: Đóng góp tỷ lệ vốn nhất định trong vốn điều lệ, tùy thuộc quy định của mỗi quốc gia.

5. Phân loại

- ODA: song phương, đa phương, không hoàn lại, có hoàn lại, hỗn hợp.

- FDI: 100% vốn FDI và vốn hỗn hợp (Vốn liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, cổ phần).

6. Rủi ro

- ODA: Độ rủi ro thấp.

- FDI: Độ rủi ro cao dựa theo tỷ lệ vốn đầu tư.

Mất cơ hội đầu tư FDI nếu chậm mở cửa

7. Mục đích

- ODA: Hỗ trợ cải thiện phúc lợi xã hội, phát triển kinh tế ở các nước nhận đầu tư.

- FDI: Thu lợi nhuận quyền quản lý, kiểm soát.

Doanh nghiệp FDI là gì? Doanh nghiệp FDI nước nào đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam

Mong rằng qua bài viết này bạn đã biết được ODA là viết tắt của từ gì và nắm thêm được một số thông tin hữu ích liên quan đến thuật ngữ này. Nếu còn vấn đề gì chưa rõ, bạn hãy để lại phản hồi dưới bài viết này nhé!

Ms. Công nhân

GNP là gì? 5 Tiêu chí phân biệt GNP và GDP

 

4.6 (336 đánh giá)
ODA là gì? Hé lộ 8 điều doanh nghiệp cần biết về ODA ODA là gì? Hé lộ 8 điều doanh nghiệp cần biết về ODA

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thêm 07 cách giúp công nhân tăng thêm thu nhập (p2)

Thêm 07 cách giúp công nhân tăng thêm thu nhập (p2)

Bên cạnh tăng ca hay làm thêm ca đêm, thậm chí tìm thêm các công việc phụ khác thì những cách hay ho được Vieclamnhamay.vn chia sẻ ngay sau đây có thể...

19.11.2024 34

Gọi tên 10 đồ nghề không thể thiếu của thợ mộc

Gọi tên 10 đồ nghề không thể thiếu của thợ mộc

Công việc nào cũng vậy, để có thể làm được việc và làm việc hiệu quả, bạn cần trang bị đầy đủ bộ đồ nghề cho mình. Vậy bộ đồ nghề của người thợ mộc có...

14.11.2024 63

Gợi ý 07 công việc phụ giúp công nhân kiếm thêm mùa lạnh này

Gợi ý 07 công việc phụ giúp công nhân kiếm thêm mùa lạnh này

Vốn luôn mong muốn kiếm thêm ngoài lương nhận được từ công việc chính, nhiều công nhân tìm việc part-time sau giờ làm. Mùa đông này, bạn có thể thử sứ...

13.11.2024 91

[Sốc] Bật điều hoà ngay sau khi khởi động xe gây ung thư???

[Sốc] Bật điều hoà ngay sau khi khởi động xe gây ung thư???

Một tài kỳ cựu tên T. đã đăng bài cảnh báo các lái mới tuyệt đối không được bật điều hoà ngay sau khi khởi động xe ô tô. Lý do là vì đây được xem là 1...

12.11.2024 69