Phụ lục hợp đồng là gì? Mẫu phụ lục hợp đồng chuẩn nhất ra sao?
08.06.2023 685 hongthuy95
Nhiều DN tiến hành ký bổ sung phụ lục hợp đồng (PLHĐ) với NLĐ khi cần. Tuy nhiên, vì lo sợ mất quyền lợi nên không ít người, nhất là công nhân ít hiểu biết thắc mắc phụ lục hợp đồng là gì? Nội dung PLHĐ có gì? Lưu ý gì khi ký PLHĐ? Mẫu PLHĐ chuẩn ra sao?... Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu chi tiết nhé!
Phụ lục hợp đồng cũng được xem như văn bản luật, làm cơ sở giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền lợi nếu có giữa DN, NSDLĐ và NLĐ. Hiểu phụ lục hợp đồng là gì cùng những nội dung liên quan sẽ giúp 2 bên nhanh chóng đạt được thỏa thuận khi giao kết HĐ.
Phụ lục hợp đồng là gì?
Phụ lục hợp đồng (PLHĐ) là văn bản, tài liệu bổ sung được ký kèm theo hoặc thêm vào HĐLĐ được ký kết ban đầu để quy định chi tiết hoặc bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi một số nội dung, điều khoản đã có trong HĐLĐ, giúp các bên đi đến thỏa thuận cũng như thực hiện các điều khoản một cách rõ ràng và minh bạch hơn, từ đó giảm thiểu tranh chấp phát sinh liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm (nếu có) sau này.
PLHĐ là một phần không thể tách rời của HĐLĐ, có giá trị pháp lý và hiệu lực như HĐLĐ.
Phân loại PLHĐ thế nào?
Như đã trình bày ở mục “Phụ lục hợp đồng là gì?”, văn bản này được phân thành 2 loại cụ thể:
- Phụ lục quy định chi tiết các nội dung, điều khoản trong HĐLĐ
Chẳng hạn như các nội dung, điều khoản liên quan đến nhiệm vụ công việc, tiêu chuẩn công việc, hàng hóa, số liệu, thời hạn… Phụ lục này thường được lập và ký kết cùng lúc với HĐLĐ, hoặc cũng có thể là phát sinh trong quá trình thực hiện HĐ.
- Phụ lục bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi một số nội dung, điều khoản trong HĐLĐ
Thường gặp nhất là điều chỉnh tiền lương, thay đổi vị trí/ chức vụ làm việc, điều chỉnh hoặc bổ sung các khoản phụ cấp hay các chế độ phúc lợi khác. Loại phụ lục này sẽ được lập và ký kết trong quá trình thực hiện HĐLĐ.
Lưu ý gì về nội dung của PLHĐ?
Khi soạn thảo và ký kết PLHĐ, cả NSDLĐ và NLĐ đều cần lưu ý một số vấn đề sau:
- PLHĐ không được sửa đổi thời hạn của HĐLĐ đã ký ban đầu
- Nếu là phụ lục quy định chi tiết các nội dung, điều khoản trong HĐLĐ thì phải đảm bảo không dẫn đến một cách hiểu khác với nội dung được thỏa thuận trong HĐLĐ đó
- Nếu là phụ lục bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi một số nội dung, điều khoản trong HĐLĐ thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản đã được bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi cùng với thời điểm có hiệu lực
DN có cần báo trước khi ký PLHĐ không?
Theo quy định, tùy thuộc vào từng loại PLHĐ ký kết mà DN cần báo trước hay không báo trước với NLĐ.
Cụ thể:
- Nếu là phụ lục quy định chi tiết các nội dung, điều khoản trong HĐLĐ thì các bên tự thỏa thuận và ký kết, chứ Luật không đặt ra thời gian báo trước chi tiết.
- Nếu là phụ lục bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi một số nội dung, điều khoản trong HĐLĐ thì trước khi ký kết, bên yêu cầu sửa đổi phải báo trước 3 ngày đối với bên còn lại về các nội dung, điều khoản cần bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi để đi đến thống nhất thỏa thuận.
PLHĐ được ký mấy lần?
Luật hiện không quy định hay giới hạn số lần ký PLHĐ giữa DN, NSDLĐ với NLĐ, áp dụng cho cả 2 loại phụ lục. Nghĩa là, khi cần quy định chi tiết hay muốn bổ sung, điều chỉnh, sửa đổi một số nội dung, điều khoản trong HĐLĐ thì 2 bên có thể thỏa thuận, đi đến thống nhất và ký PLHĐ tương ứng.
Mẫu PLHĐ chuẩn ra sao?
Dưới đây là mẫu PLHĐ chuẩn, được nhiều DN sử dụng nhất hiện nay khi giao kết những nội dung, điều khoản bổ sung, mới với NLĐ:
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến PLHĐ, từ định nghĩa phụ lục hợp đồng là gì, phân loại PLHĐ cho đến những nội dung cần lưu ý trong PLHĐ, số lần ký PLHĐ, mẫu PLHĐ chuẩn. Hy vọng sẽ hữu ích cho cả DN lẫn NLĐ để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp.
Ms. Công nhân