Quy trình 7 bước kiểm tra chất lượng giày thành phẩm cho QC
10.11.2020 16507 hongthuy95
Nhiệm vụ chính của QC là kiểm tra và kiểm soát chất lượng sản phẩm, đảm bảo thành phẩm đạt chuẩn theo mẫu yêu cầu trước khi xuất xưởng, giao hàng. Trong ngành da giày, việc kiểm tra chất lượng giày thành phẩm cần tuân thủ theo nguyên tắc và quy trình chuẩn.
Nguyên tắc kiểm tra chất lượng giày thành phẩm
Chi tiết quy trình kiểm tra chất lượng giày thành phẩm
Trình tự kiểm tra chất lượng giày thành phẩm trải qua 7 bước chi tiết, từ kiểm tra thùng giày, kiểm tra đóng gói, giày, mũ giày và phần đế, kiểm tra phía sau, kiểm tra phần mang và lót giày, kiểm tra chiều cao hậu và lót giày. Cụ thể:
Trình tự kiểm tra |
Nội dung kiểm tra |
Bước 1: Kiểm tra thùng giày |
- Kiểm tra mã số, số bưu điện nơi xuất đi (người bán) và nơi xuất đến (người mua) so với nội dung hiển thị trong hợp đồng - Kiểm tra các ký hiệu đặc biệt trên thùng giày như vã vạch, ký hiệu của khách hàng… so với hợp đồng cũng như yêu cầu của khách hàng - Kiểm tra tình trạng nắp, thùng có bị nhăn, rách không, nhãn thùng có phủ lên mã vạch không, băng keo dán mép thùng có phẳng và thẳng không - Kiểm tra kích thước thùng đã đạt chuẩn chưa, đảm bảo thùng giày cho mỗi cỡ giày phải có kích thước như nhau |
Bước 2: Kiểm tra đóng gói |
- Kiểm tra xem có hộp giày không, hộp có đúng mẫu không, kích thước và màu sắc của hộp có đúng yêu cầu không, quy cách tem dán trên hộp có đúng yêu cầu không - Kiểm tra xem hộp có chống ẩm, chống bẹp không, cách đặt giấy trong hộp có đúng không |
Bước 3: Kiểm tra giày |
- Kiểm tra xem đã đúng đôi chưa, có phải 1 chiếc trái, 1 chiếc phải không - Kiểm tra kích thước, màu, mẫu, cỡ số trên giày có đúng với nội dung ghi trên nhãn bên ngoài hộp giày và trên hợp đồng không |
Bước 4: Kiếm tra phần mũ và đế giày |
- Cầm 2 chiếc giày đặt sát cạnh nhau rồi kiểm tra tính đồng nhất của chúng - Kiểm tra các chi tiết của mũ giày gồm: mũi, miếng may đáp, viền, vật liệu trang trí (nếu có), đường may hoa văn.. - Kiểm tra màu da, màu vải và các vật liệu may kết hợp khác (nếu có) - Kiểm tra độ đậm nhạt của màu sắc đế - Kiểm tra hình dáng đế - Kiểm tra xem có lỗi trên mặt đế, lỗi đường may đế hay lỗi kỹ thuật thao tác không - Kiểm tra đế có hở, lệch so với mũ giày không, độ hở, lệch bao nhiêu - Kiểm tra đường ghép đế với mũ giày, vết mài đế, các đầu chỉ, vết keo… - Kiểm tra xem giày có vết bụi bẩn, vết ố vàng nào không |
Bước 5: Kiểm tra phía sau |
- Giữ đôi giày áp sát đường cạnh đế - Kiểm tra đường chỉ may phía hậu - Kiểm tra miếng đáp hậu - Kiểm tra chiều cao và độ lệch hậu - Kiểm tra có lỗi đường may, thao tác kỹ thuật không - Kiểm tra có vết xướt, bẩn ở mặt ngoài không |
Bước 6: Kiểm tra phần mang và lót giày |
-Giữ 2 mặt đế áp sát nhau để kiểm tra độ cân đối của mang trong và mang ngoài trong 1 chiếc và 1 đôi - Kiểm tra phần lót phía trong giày - Kiểm tra đường may gia cố và đường may kỹ thuật |
Bước 7: Kiểm tra chiều cao hậu và gót giày |
- Đặt 2 gót giày áp sát nhau sao cho có tiếp xúc từ gót đến cổ giày - Kiểm tra độ chênh lệnh chiều cao của gót bằng mắt - Sử dụng thước đo nếu mắt không phân định được |
(Tham khảo Tiêu chuẩn ngành da giày theo Quyết định số 33/2004/QĐ-BCN)
>>> Một số hình ảnh minh họa quy trình kiểm tra chất lượng giày thành phẩm:
Với quy trình kiểm tra chất lượng giày thành phẩm chi tiết được Tuyencongnhan.vn chia sẻ trên đây hy vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho nhân viên kiểm soát chất lượng trong nhà máy, đảm bảo thành phẩm đạt chuẩn và đồng đều, đúng yêu cầu của đơn hàng được giao.
Ms. Công nhân