Tổng kết dự án “Trao quyền cho công nhân dệt may để góp phần cải thiện đời sống của họ”

31.08.2022 337 doantrangbc

Sau khoảng thời gian đi vào thực hiện cùng sự cố gắng, hỗ trợ nhiệt tình của các cá nhân, tổ chức liên quan, dự án “Trao quyền cho công nhân dệt may để góp phần cải thiện đời sống của họ” ((SWORD) đã gặt hái được những kết quả đáng chú ý.

tổng kết dự án

SWORD ra đời trong bối cảnh nào?

Đợt bùng phát đại dịch COVID-19 ở miền Nam Việt Nam vào năm 2021 đã để lại kết quả nặng nề cho các nhóm dễ bị tổn thương nhất. Trên 50% số người trong độ tuổi lao động bị mất việc làm hoặc bị giảm thu nhập. Thu nhập bình quân của người lao động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giảm 40% so với bình quân chung của cả nước.

Trong bối cảnh đó, dự án “Trao quyền cho công nhân dệt may để góp phần cải thiện đời sống của họ” (SWORD) ra đời, hướng tới việc nâng cao khả năng phục hồi sau các tác động của Covid-19, và khả năng đàm phán của người lao động, đặc biệt là lao động nữ trong lĩnh vực may mặc và da giày tại Việt Nam.

Dự án được thực hiện tại TP.HCM, Bình Dương và Hà Nội, kéo dài từ tháng 1 – tháng 10 năm 2022. Dự án được Tổ chức Hợp tác Quốc tế CHLB Đức (GIZ) tài trợ, thực hiện bởi Oxfam tại Việt Nam và các đối tác Công ty TNHH MTV Santa, Trung tâm Nâng cao Chất lượng Cuộc sống LIFE, và Viện Công nhân Công đoàn.

Những con số ấn tượng 

  • 30 công nhân được đào tạo làm nhóm nòng cốt

  • 30.000 người được nâng cao nhận thức về quyền lao động, chính sách an sinh xã hội, và các chính sách khác

  • 22.500 lượt xem buổi đối thoại với Bộ Công thương về “Giải pháp cho nguồn lao động sản xuất” 

TỔNG KẾT DỰ ÁN

​​Nhìn lại kết quả đạt được từ dự án

+ Dự án đã xây dựng và đào tạo nhóm công nhân nòng cốt gồm 30 thành viên có khả năng xác định và nói lên nhu cầu, nguyện vọng được cải thiện đời sống của người lao động.

Nhóm công nhân nòng cốt trở thành những hạt nhân thay đổi, giúp lan tỏa kiến thức và thu thập những chia sẻ từ người lao động trong doanh nghiệp và cộng đồng. Bằng cách sử dụng hộp công cụ Kobo, các thành viên nòng cốt đã thu thập được 171 câu trả lời khảo sát từ người lao động về nhu cầu và mối quan tâm của họ liên quan đến quyền, trách nhiệm và phúc lợi của bản thân. Dựa vào đó, dự án đã thiết kế một chương trình đào tạo về phát triển và quản lý nhóm, kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp.

Các thành viên nòng cốt cũng đã được đào tạo và chuẩn bị cho các cuộc đối thoại về quyền của họ với ban quản lý nhà máy và chính quyền địa phương trong tương lai.

+ Dự án đã nâng cao nhận thức cho hơn 30.000 lao động về luật lao động, các chính sách an sinh xã hội, bao gồm gói hỗ trợ của chính phủ cho lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.

Cụ thể, trên nền tảng website Vieclamnhamay.vn và mạng xã hội của công ty SANTA, các buổi chia sẻ thông tin & tập huấn từ các chuyên gia trong lĩnh vực giới, luật lao động và tâm lý đã thu hút hàng chục ngàn lượt xem. Hội nhóm “Lao động ngành dệt may và da giày” cũng có gần 2.000 thành viên thường xuyên chia sẻ, tâm sự về cuộc sống công nhân.

Tháng 2/2022, dự án tổ chức buổi tọa đàm giữa Bộ Công Thương, các cơ quan liên quan, các chuyên gia và doanh nghiệp về vấn đề “Giải pháp cho nguồn lao động sản xuất năm 2022”. Tọa đàm nêu lên sự cần thiết phải bảo đảm an toàn và phúc lợi cho công nhân trong nỗ lực thu hút họ trở lại làm việc sau COVID-19. Buổi tọa đàm thu hút gần 23.000 lượt xem trực tuyến.

+ Trong nỗ lực đối thoại với doanh nghiệp và chính phủ nhằm cải thiện mức lương và điều kiện sống cho công nhân, dự án đang thực hiện nghiên cứu về vấn đề này trong ngành dệt may và da giày.

Dự án dự kiến sẽ cung cấp các khuyến nghị thiết thực cho các cơ quan chức năng, nhà máy và nhãn hàng. Nhằm phục vụ nghiên cứu, dự án đã thực hiện hàng loạt cuộc khảo sát với gần 5.000 công nhân về các chủ đề tiền lương, giờ làm việc, bình đẳng giới, phản hồi về gói cứu trợ của Chính phủ.

Ngày 6/7/2022, LIFE tổ chức buổi đối thoại giữa 60 công nhân nhà máy Việt Hưng, ban Giám đốc công ty và cùng chính quyền địa phương nhằm đưa tiếng nói và mối quan tâm của họ tới những người có thẩm quyền. Đây cũng là dịp để thảo luận cơ chế phối hợp giữa các bên có hiệu quả.

Đã tìm ra giải pháp thu hút người lao động tham gia sản xuất năm 2022! 

Ms. Công Nhân

4.7 (917 đánh giá)
Tổng kết dự án “Trao quyền cho công nhân dệt may để góp phần cải thiện đời sống của họ” Tổng kết dự án “Trao quyền cho công nhân dệt may để góp phần cải thiện đời sống của họ”

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Hằng năm, cứ đến ngày 8-3, công ty X sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, cũng là ngày tôn vinh những nữ công nhân xuất sắc, vừa đảm việc c...

08.03.2024 195

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Như thông lệ, ngày làm việc đầu tiên sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, công ty Taekwag Vina đều tổ chức họp mặt và lì xì cho toàn thể người lao động. Năm 20...

16.02.2024 592

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Nghị định 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân​ Chương I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGHỊ ĐỊNH 13/2023/NĐ-CP BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN ♦ Điều 1. Phạm...

17.10.2023 414

PQC là gì? Bản mô tả công việc của PQC trong nhà máy

PQC là gì? Bản mô tả công việc của PQC trong nhà máy

Trong các doanh nghiệp sản xuất, PQC là một vị trí công việc thuộc bộ phận kiểm soát chất lượng. Vậy bạn có biết PQC là gì? Hãy cùng Vieclamnhamay.vn...

21.09.2023 36628