Vượt qua nỗi ám ảnh bỏng hóa chất với 4 cách sơ cứu đơn giản
10.06.2022 750 thanhphuongthaobctt
MỤC LỤC
- Danh sách nghề công nhân tiếp xúc với hóa chất nhiều nhất
- Tại sao công nhân thường dễ bị bỏng hóa chất?
- Yếu tố tác động đến tình trạng bỏng hóa chất của công nhân
- 5 dấu hiệu cảnh báo công nhân đang bị bỏng hóa chất
- 4 bước sơ cứu khi bị bỏng hóa chất công nhân cần nhớ
- Quy trình xử lý khi bị bỏng axit
- Các loại thuốc trị bỏng axit thường dùng
- Mẹo giúp công nhân phòng tránh bỏng hóa chất siêu đẳng
Bỏng hóa chất là tình trạng thường xuyên diễn ra tại nhà máy, xí nghiệp. Nếu không có biện pháp sơ cứu kịp thời, người lao động dễ gặp phải những biến chứng nguy hiểm tính mạng. Vậy làm thế nào để sơ cứu khi bị bỏng hóa chất? Để trả lời câu hỏi này, hãy cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Danh sách nghề công nhân tiếp xúc với hóa chất nhiều nhất
Theo thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, những nghề thường xuyên tiếp xúc với hóa chất như: Tại đây.
Tại sao công nhân thường dễ bị bỏng hóa chất?
Bỏng hóa chất là tình trạng vùng da hoặc mắt của người lao động tiếp xúc với axit hoặc bazo dẫn đến tổn thương, hoại tử, đau rát nghiêm trọng. Một số nguyên nhân khiến công nhân dễ bị bỏng hóa chất như sau:
- Sử dụng chất tẩy rửa là hóa chất nhưng không sử dụng bao tay hoặc đồ bảo hộ.
- Môi trường làm việc có nhiều hóa chất độc hại như amoniac, chất nhuộm, phenol, NO,... nên người lao động dễ nuốt hoặc hít phải trong thời gian dài.
- Trong quá trình sử dụng sản phẩm làm trắng răng, khử trùng nước hồ bơi, công nhân không cẩn thận dễ bị bỏng hóa chất.
- Không bảo quản hóa chất đúng quy định nên công nhân dễ dùng sai cách hoặc sơ ý dẫn đến bị thương.
- Không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hóa chất và dùng sai cách.
- Doanh nghiệp/ tổ chức không tập huấn cho công nhân các nguyên tắc an toàn khi làm việc với hóa chất.
Yếu tố tác động đến tình trạng bỏng hóa chất của công nhân
Có nhiều yếu tố tác động đến tình trạng bỏng hóa chất của người lao động phải kể đến như sau:
- Khoảng thời gian hóa chất tiếp xúc với công nhân
- Vị trí hóa chất tiếp xúc trên người
- Số lượng hóa chất ảnh hưởng đến nạn nhân
- Dạng hóa chất: Rắn, lỏng, khí
- Cường độ, số lượng hóa chất xuất hiện trên vùng da hoặc mắt
5 dấu hiệu cảnh báo công nhân đang bị bỏng hóa chất
Người lao động có thể nhận biết bản thân đang bị bỏng hóa chất thông qua những dấu hiệu điển hình như sau:
- Làn da xuất hiện vết cháy đen hoặc hoại tử
- Da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ tại vùng tiếp xúc với hóa chất
- Gây ra những cơn đau nhức, tê tái liên hồi
- Tầm nhìn thay đổi, mất dần thị lực
- Nhức đầu, huyết áp giảm xuống nhanh, nhịp tim thay đổi, khó thở, ho,...
4 bước sơ cứu khi bị bỏng hóa chất công nhân cần nhớ
Ngay khi người lao động bị bỏng hóa chất, cần lập tức thực hiện 4 bước sơ cứu khi bị bỏng hóa chất cho nạn nhân như:
- Bước 1: Rửa sạch vùng da bỏng hóa chất bằng nước
Loại bỏ hóa chất bị bỏng bằng cách đưa vùng da bị bỏng xuống dòng nước mát trong khoảng 10 - 20 phút.
Nếu mắt bị bỏng nên ngụp lặn mắt xuống chậu nước rồi chớp mắt nhiều lần để loại bỏ hóa chất ra khỏi mắt. Nếu mắt vẫn còn thì tiếp tục rửa dưới vòi nước thêm vài lần nữa.
- Bước 2: Xé quần áo dính hóa chất khỏi người
Sử dụng bao tay bảo hộ để xé phần hóa chất dính trên quần áo của công nhân hoặc cởi bớt quần áo dính hóa chất ra khỏi người nạn nhân.
- Bước 3: Băng bó vết thương
Nếu vết bỏng chảy nhiều máu thì sau khi rửa sạch hóa chất nên băng bó lại để tránh tổn thất. Lưu ý không được băng quá chặt và phải sử dụng băng gạc sạch sẽ.
- Bước 4: Đưa đến bệnh viện gần nhất
Sau khi sơ cứu xong lập tức đưa người lao động đến cơ sở y tế gần nhất.
Quy trình xử lý khi bị bỏng axit
Bên cạnh cách sơ cứu khi bỏng hóa chất, Vieclamnhamay.vn cũng xin hướng dẫn NLĐ quy trình xử lý khi bị bỏng axit như sau:
+) Bước 1
Quan sát nhanh vết bỏng trên người nạn nhân và tiến hành xé bỏ quần áo dính axit ra khỏi cơ thể họ. Trường hợp axit đã làm tan chảy quần áo và dính vào da, NLĐ không nên cởi bỏ mà dùng găng tay hoặc vải sạch để xử lý vết thương.
Tuy nhiên, lưu ý trước khi thực hiện bước sơ cứu cho công nhân bị bỏng axit, bạn nên bảo vệ mình bằng găng tay, kính bảo hộ hoặc tạp dề (nếu có).
+) Bước 2:
Dùng nước ngâm hoặc rửa vết bỏng nhanh chóng và nhiều lần càng sớm càng tốt. Thời gian thực hiện trong khoảng 20 phút.
Nếu axit dính lên mặt mà chưa vào mắt, người lao động nên ngâm rửa mặt và nhắm chặt mắt lại.
+) Bước 3:
Dùng băng gạc hoặc vải sạch che phủ tạm thời lên vết thương rồi nhanh chóng đưa người lao động đến bệnh viện.
Các loại thuốc trị bỏng axit thường dùng
Nếu gặp tình trạng bỏng axit, bác sĩ sẽ kê đơn cho nạn nhân một số loại thuốc để làm thuyên giảm hiện tượng này như sau:
- Khi nạn nhân bị bỏng, có thể sử dụng những loại thuốc điều trị tại chỗ như: Nước sát trùng, thuốc tái tạo tế bào, giảm thiểu tình trạng hoại tử hoặc tạo màng bảo vệ cho vết bỏng,...
- Nếu bệnh nhân gặp tình trạng đau nhức, vết bỏng ăn sâu vào thần kinh,... bác sĩ sẽ kê đơn các loại thuốc giảm đau dạng tiêm như: Promedol 2%, Morphin 1%, Dolargan 0,1,... Cơn đau có thể được kiểm soát trong khoảng 15 - 20 phút nhưng công nhân nên cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc này.
- Trường hợp nạn nhân bị sưng viêm, có thể sẽ được khuyến nghị sử dụng các loại thuốc kháng viêm như: Pro Dafalgan, Diclofenac, Meloxicam,...
- Nếu công nhân bị ngứa, dị ứng, sưng viêm, nôn hay biểu hiện choáng, ngất,... bác sĩ có thể kê đơn thuốc như: Pipolphen, Dimedrol,...
- Bỏng axit khiến nạn nhân dễ bị mất nước, vì thế, trong trường hợp này, có thể được khuyến nghị dùng: Dung dịch tự pha oresol, tự pha, Ringer Lactat,...
Mẹo giúp công nhân phòng tránh bỏng hóa chất siêu đẳng
Dưới đây là những cách giúp người lao động giảm thiểu nguy cơ bị bỏng hóa chất cụ thể như:
- Trong quá trình làm việc nên bảo quản hóa chất một cách an toàn, đúng cách, ghi nhãn hiệu cảnh báo đầy đủ.
- Luôn mặc trang phục bảo hộ khi làm việc với hóa chất. Nếu bị rách nên báo ngay với cấp quản lý để thay thế.
- Công nhân thường xuyên tiếp xúc với hóa chất nên sử dụng trong vùng thoáng khí.
- Đọc kỹ và ghi nhớ 11 nguyên tắc an toàn khi tiếp xúc với hóa chất, nhằm hỗ trợ tối đa cho quá trình làm việc.
- Khi làm việc, công nhân hạn chế ăn uống, trò chuyện với người khác, hạn chế nguy cơ nuốt hoặc hít phải hóa chất.
- Doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức khóa huấn luyện, đào tạo công nhân khi làm việc với hóa chất để đảm bảo an toàn.
Nắm rõ 4 bước sơ cứu khi bị bỏng hóa chất là một trong những nguyên tắc đầu tiên công nhân cần nhớ để đảm bảo an toàn khi làm việc. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động mà còn hỗ trợ nâng cao hiệu suất công việc.
Phương Thảo