10+ bệnh nghề nghiệp trong khai thác mỏ và cách phòng tránh công nhân cần biết
23.06.2020 3034 hongthuy95
Là một trong những nhóm nghề thuộc danh mục nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, công nhân khai thác mỏ tiềm ẩn nguy cơ cao mắc phải không chỉ 1 mà có thể bị kết hợp 2 hay nhiều bệnh nghề nghiệp cùng lúc nếu không có biện pháp phòng tránh và đảm bảo an toàn lao động khi làm việc.
Đặc thù công việc khai thác mỏ tiềm ẩn nhiều nguy hại
- Điều kiện làm việc thô sơ
- Công nghệ khai thác lạc hậu
- Chủ yếu là lao động thủ công
- Môi trường làm việc khắc nghiệt
- Công nhân phải làm việc dưới hầm sâu, tối và chật hẹp
- Nguy cơ cao gặp tai nạn lao động bất cứ lúc nào do sập hầm, sạt lở đất đá, bục nước, nhiễm độc khí…
- Tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp và các bệnh liên quan đến nghề nghiệp...
…là những bất cập đặc thù mà công nhân tìm việc khai thác mỏ phải lường trước và chấp nhận.
Các bệnh nghề nghiệp phổ biến trong khai thác mỏ
Việc thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh trong quá trình làm việc như bụi than, đá, kim loại, phóng xạ; bùn nước ứ đọng, tiếng ồn, rung chuyển, các loại hơi khí độc (CH4, Co, CO2, TNT)… khiến công nhân khai thác mỏ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan đến nghề nghiệp. Phổ biến gồm:
- Bệnh bụi phổi - silic
- Bệnh bụi phổi - amiăng
- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
- Bệnh rung cục bộ tần số cao
- Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân
- Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
- Nhiễm độc cacbomonoxit nghề nghiệp
- Nhiễm độc TNT (trinitrotoluen)
- Bệnh da nghề nghiệp
- Bệnh liên quan: cơ xương khớp, viêm xoang, mũi họng, thanh quản, bệnh mắt…
Nhiệt độ |
Tốc độ gió |
Độ ẩm |
Bụi |
Tiếng ồn |
Rung |
Hơi khí độc |
|
Năm 2009 |
14.1% |
10.6% |
25.1% |
22.5% |
23.1% |
19.0% |
1.4% |
Năm 2010 |
12.4% |
7.2% |
14.5% |
27.7% |
24.3% |
12.8% |
1.3% |
Năm 2011 |
6.9% |
3.1% |
18.8% |
19.9% |
19.9% |
5.9% |
1.2% |
Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường lao động ngành khai thác mỏ bị ô nhiễm nghiêm trọng với nhiều yếu tố không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép
Trong đó, công nhân phụ trách từng mảng công việc chức năng hay khu vực làm việc khác nhau sẽ có nguy cơ cao mắc phải các bệnh nghề nghiệp và bệnh liên quan tương ứng cao hơn. Cụ thể:
=> Công nhân nghiền sàng than, khoan than, khoan đá có tỷ lệ mắc bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn trong khoảng 8-23,6%; nhẹ thì cũng bị ảnh hưởng đến thính lực
=> Công nhân phụ trách công đoạn đào, xúc, múc, khoan, nổ mìn, nghiền sàng, bốc dỡ, vận chuyển… tiếp xúc trực tiếp một lượng lớn bụi với nồng độ bụi toàn phần rất cao, vượt mức tiêu chuẩn vệ sinh cho phép đến vài chục lần, môi trường lao động bị ô nhiễm bụi nghiêm trọng – do đó, tăng tỷ lệ mắc bệnh bụi phổi - silic khoảng từ 3-14% và bệnh viêm phế quản mạn tính khoảng 19,3%; ngoài ra còn dễ mắc phải các bệnh về mắt, da…
=> Bệnh rung cục bộ tần số cao hay gặp đối với công nhân khai thác mỏ thường xuyên sử dụng máy khoan cầm tay;
=> Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân xảy đến với các lái xe lái các loại xe tải chuyên dụng trên 20 tấn;
=> Công nhân khoan dễ mắc bệnh rung chuyển cục bộ với các biểu hiện rối loạn vận mạch bàn tay, tổn thương xương khớp cổ và khuỷu tay, giảm độ giãn cột sống thắt lưng, đau thắt lưng…;
=> Bệnh da nghề nghiệp, phổ biến là bệnh nấm da, có thể gặp phải ở mọi công nhân khai thác mỏ bởi điều kiện làm việc thường xuyên trong không gian ẩm ướt, chật hẹp.
>>> Trên thực tế, do đặc thù tính chất công việc của nghề khai thác mỏ, công nhân – người lao động phải cùng một lúc tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên, trong thời gian dài với các tác nhân có hại nên có thể bị mắc 1 loại bệnh nghề nghiệp riêng lẻ hoặc bị kết hợp 2, thậm chí vài loại bệnh nghề nghiệp đã kể trên đây. Chẳng hạn:
- Công nhân khoan có thể cùng lúc bị mắc bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn và bệnh bụi phổi nghề nghiệp hay bệnh rung cục bộ tần số cao
- Công nhân khai thác và chế biển mỏ kim loại có thể mắc bệnh bụi phổi nghề nghiệp và bị nhiễm độc nghề nghiệp, kết hợp thêm bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp…
Trường hợp xấu nhất, họ thậm chí có thể bị thương tích nặng, thương tật vĩnh viễn, mất khả năng lao động đến mất mạng nếu gặp phải tai nạn nghề nghiệp thương tâm hoặc bệnh nghề nghiệp nghiêm trọng.
Cách phòng tránh, giảm nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp trong khai thác mỏ
Nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp trong khai thác mỏ xuất phát từ:
- Chủ cơ sở lao động, người sử dụng lao động chưa chú trọng và nghiêm túc thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn vệ sinh lao động; chưa tạo môi trường làm việc an toàn và phù hợp cho người lao động;
- Nhận thức, ý thức của công nhân, người lao động về an toàn vệ sinh lao động cho bản thân và tập thể chưa cao; nhiều cá nhân còn tùy tiện, mạo hiểm, rút bớt hay cắt xén quy trình kỹ thuật, không tuân thủ các biện pháp an toàn dẫn đến tai nạn lao động;
- Công tác huấn luyện, đào tạo, tuyên truyền về an toàn, vệ sinh lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động chưa được quan tâm, tồn tại nhiều bất cập
- Các yếu tố khách quan khác làm xảy ra các vụ tai nạn bất ngờ…
Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nghề nghiệp đã kể trên cũng như bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho công nhân làm việc trong lĩnh vực khai thác mỏ, người lao động và người sử dụng lao động cần nghiêm túc tuân thủ các quy định, yêu cầu về công tác an toàn vệ sinh lao động theo quy định hiện hành. Cụ thể:
- Giám sát định kỳ môi trường lao động, kịp thời phát hiện và xử lý nếu có bất cập
- Tăng cường công tác truyền thông, tập huấn về cải thiện điều kiện lao động trong ngành khai thác mỏ, nâng cao nhận thức an toàn vệ sinh lao động
- Tiến hành khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho công nhân – người lao động để phát hiện sớm các bệnh nghề nghiệp (nếu có) và đưa ra phương hướng điều trị hay giám định đền bù kịp thời và thích hợp
- Tuân thủ các quy định, quy trình về khảo sát, thăm dò, thiết kế khai thác… đảm bảo đúng tiêu chuẩn, quy định và phải được cơ quan tổ chức có thẩm quyền phê duyệt
- Cơ sở lao động, người sử dụng lao động cần đầu tư, trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho công việc, đồ bảo hộ lao động; chuẩn bị sẵn các phương tiện sơ cấp cứu cần thiết để sử dụng khi cần
- Người lao động cần nắm và thực hành thành thạo cách sơ cấp cứu trong tình huống khẩn cấp nếu không may gặp phải…
Đặc thù công việc khai thác mỏ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao. Do đó, công nhân, người lao động cần lưu ý đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, tuân thủ các quy định về nhiệm vụ công việc, tiêu chuẩn nghề nghiệp để tự bảo vệ mình, giảm thiếu tối đa nguy cơ mắc phải các bệnh nghề nghiệp trên đây.
Ms. Công nhân
(Tham khảo theo Bộ Y tế - Phòng chống bệnh nghề nghiệp)