5 Mẹo chữa đau mắt hàn thợ lành nghề chia sẻ
30.09.2019 256125 vi.vothanh
Đau mắt hàn là tình trạng phổ biến mà những người làm trong nghề cơ khí, hàn xì thường xuyên mắc phải. Căn bệnh này rất khó chịu và nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến viêm giác mạc, mù lòa. Dưới đây là 3 mẹo chữa đau mắt hàn được thợ lành nghề chia sẻ, hy vọng anh em trong nghề sẽ áp dụng hiệu quả.
Đau mắt hàn là gì?
Đau mắt hàn là tình trạng xảy ra sau khi mắt tiếp xúc trực tiếp với tia lửa hàn điện phát ra trong quá trình hàn kim loại. Bệnh thường gặp ở những người mới vào nghề, chưa quen que hàn hoặc quá trình hàn điện không sử dụng đồ bảo hộ (nón, mũ, kính...)
Đây được coi như một loại bệnh quen thuộc với những người làm cơ khí, tuy nhiên, nếu chủ quan không áp dụng đúng biện pháp chữa trị, bệnh có thể đi từ viêm giác mạc đến mù lòa, cực kỳ nguy hiểm.
Nguyên nhân dẫn đến đau mắt hàn
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến đau mắt hàn là:
- Quá trình hàn điện, người thợ phải tiếp xúc với bụi kim loại, mạt sắt, khói hàn, những chất này dễ làm tổn thương giác mạc, dẫn đến đau dữ dội, chảy nước mắt, mờ mắt.
- Trong hồ quang điện chứa tia UV (một loại tia cực kỳ độc hại) có thể gây sưng mắt, bỏng mắt, thậm chí là mù lòa.
Thông thường, nếu đau mắt hàn ở mức độ nhẹ thì sau 1-2 ngày sẽ tự khỏi. Tuy nhiên có nhiều trường hợp người lao động không che chắn cẩn thận, mắt phải tiếp xúc với ánh sáng hàn khiến mắt bị tổn thương nặng, đục thủy tinh thể, tổn thương võng mạc, thoái hóa võng mạc, thậm chí mù lòa.
Dấu hiệu nhận biết đau mắt hàn cần chú ý
Khi mới vào nghề, người làm cơ khí thường nhầm lẫn đau mắt hàn và bệnh đỏ mắt thông thường. Vì giữa chúng tồn tại một số biểu hiện tương đồng nhau. Tuy nhiên, 5 dấu hiệu nhận biết đau mắt hàn mọi người cần chú ý nhất là:
- Chảy nước mắt liên tục
- Mí mắt bị sưng lên
- Mắt rất khó hoạt động và mở mắt một cách khó khăn
- Nhạy cảm với ánh sáng
- Có dấu hiệu mờ mắt
- Giác mạc bị tổn thương, rát nhẹ, đỏ mắt.
Sau khi hàn điện, nếu thợ hàn cảm thấy mắt có dấu hiệu đỏ, sưng, đau rát như trên thì nên chú ý theo dõi để có những biện pháp điều trị kịp thời.
Mẹo chữa đau mắt hàn cần biết
Dù là thợ mới bước vào nghề hay lâu năm thì tình trạng đau mắt hàn vẫn xảy ra nếu người lao động không bảo vệ đôi mắt kỹ lưỡng lúc làm việc. 5 mẹo chữa đau mắt hàn thợ lành nghề chia sẻ dưới đây chắc chắn bạn không nên bỏ qua:
- Dùng lá nha đam
Đây là một trong những mẹo chữa đau mắt hàn bằng phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng nhất. Bạn có thể cắt một miếng lá nha đam, lột bỏ vỏ để lấy phần ruột màu trắng bên trong, rồi đắp trực tiếp lên vùng mắt bị tổn thương khoảng 10-15 phút. Cũng có thể xay ruột nha đam thành nước, dùng một mảnh vải sạch hoặc miếng gạc để ngâm rồi đắp lên khi mắt đang nhắm.
Lưu ý: Khi gọt vỏ lá nha đam, rửa sạch để nhựa ở phần vỏ không bị dính vào ruột. Vì nhựa nha đam khá độc, có thể gây tác dụng ngược lại cho mắt.
- Dùng rau diếp cá
Lá rau diếp cá sau khi rửa sạch, trụng qua nước sôi, để ráo rồi giã nhuyễn, dùng gạc bọc lấy phần lá vừa xử lý rồi đắp lên mắt 2-3 lần/ ngày. Đây cũng là cách chữa đau mắt hàn hữu hiệu.
Lưu ý: Trong lá rau diếp cá thường có vi khuẩn, bụi bẩn, nên cần rửa rau sạch sẽ, trụng qua nước sôi để loại bỏ chất độc có hại khi tiếp xúc với mắt.
- Dùng túi trà
Bất kỳ loại trà túi lọc nào vừa được ngâm để uống xong đều có thể tận dụng chữa đau mắt hàn, như: trà xanh, trà hoa cúc. Những thành phần trong trà giúp chống viêm, se nhẹ, dịu da, giảm kích ứng. Túi trà đã qua sử dụng, cho vào tủ lạnh để trà nguội bớt và khô đi một chút - sau đó, đặt túi trà lên vùng mắt bị đau khoảng 10-15 phút, thực hiện 2 lần/ ngày.
- Dùng đá lạnh
Lấy một vài viên đá lạnh nhỏ, đập vụn ra, cho vào túi vải sạch và chườm nhẹ quanh vùng mắt. Sau vài phút áp dụng phương pháp này, cảm giác khó chịu sẽ dịu dần, mắt vì thế mà thoải mái hơn.
Lưu ý: Lúc chườm đá chỉ nên dùng nhẹ tay xung quanh vùng mắt. Không chườm trực tiếp vào bên trong mắt và không thực hiện quá lâu sẽ làm tổn thương mao mạch xung quanh mắt.
- Dùng khoai tây
Khoai tây gọt vỏ và bào nhỏ rồi đặt trong khăn sạch, được làm ẩm cho vào tủ lạnh trong vài phút - sau đó, đặt lên mắt 10-15 phút, thực hiện 2 lần/ ngày giúp làm mát, giảm viêm, giảm đau cho mắt.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng thuốc nhỏ mắt để làm dịu giác mạc bị bỏng. Tuy nhiên, cần lưu ý mua những loại thuốc nhỏ có cường độ nhẹ, không chứa chất kháng sinh tránh làm tổn thương mắt. Trường hợp tình trạng đau mắt hàn có biểu hiện nghiêm trọng, dai dẳng nhiều ngày không khỏi thì nên đi khám để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.
Hạn chế đau mắt khi hàn thế nào?
Việc áp dụng 5 mẹo chữa đau mắt hàn chỉ là biện pháp chữa trị thông thường khi mắc phải. Quá trình làm việc chắc hẳn người thợ hàn không thể tránh khỏi tiếp xúc những chất độc hại với mắt. Tuy nhiên nếu biết cách phòng tránh, bạn có thể giảm thiểu tình trạng đau mắt hàn. Chẳng hạn:
- Thợ hàn nên dùng tấm vách ngăn để tách biệt khu vực hàn và các khu vực lân cận.
- Sử dụng đầy đủ đồ bảo hộ lao động như kính che, quần áo bảo hộ…
- Khi bị đau mắt, tuyệt đối không dùng tay dụi vào vùng bị tổn thương, điều này khiến bụi bẩn vào mắt nhiều hơn và có thể lây sang mắt còn lại.
- Khi vệ sinh mắt, cần rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ để hạn chế bụi bẩn tiếp xúc mắt.
- Nếu sử dụng thuốc nhỏ mắt thì tuyệt đối không được để vay dính từ mắt bị tổn thương sang mắt lành. Dùng nước muối sinh lý để rửa mắt hằng ngày.
- Bổ sung dinh dưỡng cho mắt bằng cách ăn uống khoa học, sử dụng thực phẩm chức năng hay thuốc nhỏ vitamin để mắt khỏe.
Hy vọng 5 mẹo chữa đau mắt hàn và những thông tin mà Tuyencongnhan.vn chia sẻ trên đây sẽ giúp những người đang làm việc trong nghề cơ khí cải thiện tình trạng tổn thương mắt khi hàn. Trong trường hợp đã áp dụng các biện pháp tại nhà nhưng vẫn không có tác dụng, thợ hàn nên đến trung tâm y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa để được chữa trị kịp thời và dứt điểm.
Ms. Công Nhân