4 Tuyệt Chiêu Giúp Ứng Viên Chưa Có Kinh Nghiệm Phỏng Vấn Xin Việc Thành Công
23.12.2017 2600 trangthunb93
Bạn là sinh viên mới ra trường hay người trái ngành muốn nhảy việc? Bạn chưa có hoặc có rất ít kinh nghiệm cho công việc sắp ứng tuyển? Bạn lo lắng không biết nên làm gì để thành công cho buổi phỏng vấn sắp tới? Đừng lo, Vieclamnhamay.vn xin chia sẻ 4 tuyệt chiêu giúp ứng viên chưa có kinh nghiệm phỏng vấn xin việc thành công để bạn tham khảo.

"Đánh bóng" cho bản CV hoàn hảo
Một ứng viên tiềm năng khi có bản CV ấn tượng và hoàn toàn phù hợp với yêu cầu tuyển dụng. Tuy nhiên, khi chưa có hoặc có rất ít kinh nghiệm liên quan đến vị trí ứng tuyển thì làm sao để "đánh bóng" cho bản CV của bạn trông thật hoàn hảo? Bạn không thể rõ ràng thừa nhận rằng "tôi không có kinh nghiệm" bằng việc viết vài dòng cụt ngủn, trống rỗng vào CV cho có; cũng không thể tự bịa ra một số kinh nghiệm nổi bật nhưng không đúng sự thật vào đó! Nhà tuyển dụng (NTD) có đủ kinh nghiệm và trình độ để "thẩm định" chất lượng CV mình cần. Vậy bạn cần phải làm gì lúc này?
Dù là sinh viên mới ra trường hay người trái ngành muốn nhảy việc, tất nhiên bạn khó lòng có thể tạo điểm nhấn tại phần "kinh nghiệm làm việc". Thay vào đó, hãy làm nổi bật những ưu điểm, thế mạnh của bạn ở những phần khác, chẳng hạn: xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng, nhấn mạnh các kỹ năng liên quan đến công việc để biến nó thành điểm cộng, thể hiện kinh nghiệm thông qua những công việc làm thêm, những hoạt động ngoại khóa hay những đề tài khoa học tại nhà trường (đối với sinh viên) hoặc sử dụng những con số cụ thể để trình bày những thành tựu đạt được khi đảm nhiệm công việc cũ đối với người trái ngành muốn nhảy việc,...Thay vì quá lo lắng cho bản CV chưa có hoặc có rất ít kinh nghiệm, hãy khôn khéo "lái" sự chú ý của NTD vào những điểm mạnh và sáng của bạn!
Tìm hiểu thêm: 5 lưu ý cần nắm khi viết CV xin việc trái ngành
Thể hiện bạn có kỹ năng cứng vượt bậc
Bảng điểm tích lũy và thành tựu đạt được qua quá trình học tập đối với sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm; thành tích (qua con số và các bằng khen) được công nhận tại công ty cũ/ hiện tại đối với người chưa có hoặc có rất ít kinh nghiệm. Ngoài ra, bạn cũng có thể đề cập những hoạt động xã hội mà mình đã tham gia độc lập, cùng nhóm hoặc câu lạc bộ, trường lớp, công ty,...NTD sẽ nhìn ra tiềm năng và bạn có thêm một điểm cộng bởi sự năng động, nhiệt tình và cống hiến hết mình cho công việc, dù bạn chưa có hoặc có rất ít kinh nghiệm làm việc thực tế. Một bản CV với những kỹ năng cứng chuyên nghiệp và vượt bậc, cùng buổi phỏng vấn tự tin, sẵn sàng tiếp cận công việc, dù khó, sẽ tạo ấn tượng nhất định cho NTD về bạn.
Biết tận dụng tối đa các kỹ năng mềm thiết yếu
Bên cạnh kỹ năng cứng, các kỹ năng mềm cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng được NTD đánh giá cao. Đó là những kỹ năng thiết yếu mà đa số các ứng viên muốn thành công đều phải luôn luôn trang bị và rèn luyện như khả năng lắng nghe, tập trung tốt, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tinh thần trách nhiệm, chịu áp lực công việc,...Ngoài ra, tính cách cũng hỗ trợ khá nhiều cho bạn trong buổi phỏng vấn. Thể hiện bản ngã cá nhân nhưng không quá tự cao, tự phụ. Hãy để NTD thấy rằng bạn là người cẩn thận, tỉ mỉ, có chính kiến, có năng lực đánh giá sự việc, dám mạo hiểm và sẵn sàng tự chịu trách nhiệm cho những gì mình làm,...

Giữ một thái độ ôn hòa, lịch sự trong suốt buổi phỏng vấn
Không khí buổi phỏng vấn quyết định rất nhiều đến ấn tượng của NTD về bạn. Một thái độ chuẩn mực, tự tin nhưng không tự phụ, ôn hòa, điềm đạm, lịch sự và tôn trọng người đối diện chắc chắn sẽ là một điểm cộng không nhỏ cho không chỉ trong mối quan hệ giao tiếp ứng xử, mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả công việc sau này. Lắng nghe rõ ràng, chính xác câu hỏi của NTD và lịch sự trả lời chúng một cách ngắn gọn, xúc tích nhưng phải đầy đủ ý; đồng thời, đừng quên đặt câu hỏi cho NTD vào cuối buổi phỏng vấn để hiểu rõ hơn về yêu cầu công việc, trách nhiệm và quyền lợi của mình nếu ứng tuyển thành công.
Xem thêm: 8 câu hỏi hay nhất ứng viên nên hỏi nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn
Ms. Công nhân