Bệnh nghề nghiệp là gì? Tất tần tật những điều cần biết về bệnh nghề nghiệp
05.12.2022 4205 bientap
MỤC LỤC
- Bệnh nghề nghiệp là gì?
- Cách tránh bệnh nghề nghiệp
- Phân loại bệnh nghề nghiệp cho người lao động
- Điều kiện để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật
- Hồ sơ khám sức khỏe, điều trị bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
- Khám sức khỏe, điều trị bệnh nghề nghiệp cho công nhân/ người lao động như thế nào?
- Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho công nhân?
- Các mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của công nhân
Làm việc trong điều kiện lao động vất vả, độc hại, nguy hiểm, người lao động thường đối mặt với nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, rất ít người hiểu rõ về những chế độ, quyền lợi liên quan đến vấn đề này. Ngay bây giờ, hãy cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu tất tần tật những điều cần biết về bệnh nghề nghiệp nhé.
Bệnh nghề nghiệp là gì?
Bệnh nghề nghiệp là những bệnh lý phát sinh mà người lao động có thể mắc phải do bị ảnh hưởng từ môi trường, điều kiện lao động có hại. Bất cứ một môi trường làm việc nào cũng có những căn bệnh nghề nghiệp nhất định ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người lao động. Có thể thấy, chúng không đơn thuần là bệnh lý thông thường mà được tạo ra từ môi trường ngoài xã hội, xuất phát từ các tác động "độc hại" của môi trường làm việc. Một số bệnh nghề nghiệp có thể diễn ra cấp tính hoặc chậm rãi phát sinh từ từ. Tuy nhiên, nhiều căn bệnh không thể chữa được và để lại di chứng trầm trọng cho người lao động về sau này. Vì thế, việc thăm khám điều trị bệnh bệnh nghề nghiệp tại các doanh nghiệp định kỳ hàng năm là việc làm cần thiết.
Cách tránh bệnh nghề nghiệp
Người lao động có thể phòng tránh được bệnh nghề nghiệp với những giải pháp sau đây:
-
Tìm hiểu kỹ tính chất của môi trường làm việc có những tác nhân nào độc hại để có biện pháp phòng tránh: sử dụng nút tai, mặc đồ bảo hộ lao động, đeo khẩu trang chống độc…
-
Yêu cầu doanh nghiệp làm giảm thiểu nguy cơ độc hại bằng việc: sử dụng các máy móc làm phát sinh ít bụi, ít rung, ít ồn; lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi trong môi trường làm việc…
-
Định kỳ 6 tháng phải khám sức khỏe một lần để kịp thời phát hiện những dấu hiệu cơ thể bị nhiễm bệnh để có giải pháp điều trị sớm.
-
Người lao động cần tự bảo vệ mình bằng chế độ ăn uống lành mạnh, giàu dinh dưỡng, không sử dụng những thực phẩm, thức uống gây hại cho cơ thể; không thức quá khuya; thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể…
Những bệnh nghề nghiệp công nhân dễ mắc phải và biện pháp phòng tránh
Phân loại bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Hiện nay, các bệnh nghề nghiệp của người lao động được phân chia cụ thể như sau:Tại đây. Bạn có thể tham khảo và tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng sức khỏe bản thân.
Điều kiện để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp theo quy định pháp luật
Theo điều 46, luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 sẽ quy định về những điều kiện mà người lao động sẽ được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp như sau:
Chế độ bệnh nghề nghiệp được áp dụng cho những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bao gồm:
-
Người làm việc theo hợp đồng lao động;
-
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
-
Cán bộ, công chức, viên chức;
-
Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
-
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
-
Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
-
Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.
Không phải tất cả người lao động tham gia BHXH bắt buộc cũng được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp. Để được nhận chế độ bệnh nghề nghiệp, người lao động cần đáp ứng đủ những điều kiện dựa theo quy định tại Điều 46, Luật an toàn, vệ sinh lao động năm 2015 như sau:
“1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại Khoản 1, Điều 37 của Luật này;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này.”
Hồ sơ khám sức khỏe, điều trị bệnh nghề nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Khi tham gia khám sức khỏe, điều trị bệnh nghề nghiệp, người lao động sẽ chuẩn bị các giấy tờ như sau:
1. Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc theo mẫu: Trường hợp người lao động đã làm việc trước ngày quy định này có hiệu lực thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất.
2. Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu.
3. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:
a) Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động. Đối với trường hợp người lao động có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật trong môi trường lao động mà việc quan trắc môi trường lao động được thực hiện trước ngày Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động về hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và quan trắc môi trường lao động có hiệu lực thì hồ sơ phải có thêm Phiếu đánh giá tiếp xúc yếu tố vi sinh vật do cơ quan có thẩm quyền cấp trước ngày 01 tháng 7 năm 2016;
b) Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp cấp tính mà tại thời điểm xảy ra bệnh nghề nghiệp cấp tính chưa kịp xác định được mức tiếp xúc yếu tố có hại;
4. Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).
Khám sức khỏe, điều trị bệnh nghề nghiệp cho công nhân/ người lao động như thế nào?
Người lao động/ công nhân sẽ được hưởng quyền lợi khám sức khỏe, điều trị bệnh nghề nghiệp cụ thể theo quy định pháp luật như sau: Tại đây.
Làm thế nào để phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho công nhân?
Việc phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp cho công nhân diễn ra như sau:
Theo khoản 2 Điều 7 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, phía doanh nghiệp sử dụng lao động có nghĩa vụ tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Việc tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BYT như sau:
1. Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động.
2. Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu.
Vì vậy, mỗi năm doanh nghiệp sẽ tổ chức khám bệnh nghề nghiệp định kỳ cho người lao động thường xuyên tiếp xúc với môi trường độc hại, nguy hiểm, cụ thể:
Các mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của công nhân
Những mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động được pháp luật quy định cụ thể: Tại đây.
Trên đây là những thông tin liên quan đến bệnh nghề nghiệp của người lao động. Hy vọng rằng các kiến thức bổ ích này hữu ích với bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy vui lòng comment ngay bên dưới bài viết này nhé.
Ms. Công nhân (Tổng hợp từ những quy định trong Luật pháp Việt Nam)