Bỏ túi quy trình bảo trì máy may công nghiệp an toàn, đúng cách

07.12.2022 1126 thanhphuongthaobctt

Sau thời gian dài sử dụng, bất kỳ máy móc nào cũng sẽ có dấu hiệu hư hỏng. Vì thế, việc bảo dưỡng máy may công nghiệp đóng vai trò quan trọng, giúp thiết bị vận hành tốt, hạn chế tình trạng hư hỏng phát sinh, gia tăng năng suất và mang lại hiệu quả cao trong công việc của công nhân. Cùng đọc ngay bài viết dưới đây của Vieclamnhamay.vn để hiểu rõ hơn nhé.

Quy trình 7 bước bảo trì máy may công nghiệp an toàn, đúng cách

Lý do phải bảo trì, bảo dưỡng máy may công nghiệp?

Máy móc hoạt động thường xuyên sẽ chịu ảnh hưởng bên ngoài, dẫn đến tạo ra những nguy cơ hư hỏng, phát sinh sự cố. Vì thế, công nhân phải bảo trì, bảo dưỡng máy may công nghiệp vì các lý do cụ thể như sau:

- Gia tăng độ bền cho máy may: Thường xuyên kiểm tra bảo dưỡng máy may công nghiệp khiến cho chúng hoạt động một cách trơn tru, hạn chế nguy cơ lỗi phát sinh hơn.

- Tiết kiệm điện năng sử dụng: Việc bảo trì, bảo dưỡng cho máy may công nghiệp giúp máy hoạt động ở tình trạng tốt nhất mà không phát sinh quá tải hoặc vận hành đều đặn hơn, góp phần giảm lãng phí điện năng cho nhà máy, xí nghiệp.

- Giảm thiểu chi phí sửa chữa máy may: Nếu không bảo dưỡng thường xuyên, máy máy công nghiệp sẽ dễ bị hư hỏng, hoạt động quá tải, bụi bẩn dính đầy, linh kiện rỉ sắt,... Cho nên, việc bảo dưỡng máy may giúp giảm thiểu các tình trạng trên.

- Hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro không đáng có: Việc bảo dưỡng thường xuyên giúp bạn giảm bớt những vấn đề phát sinh như cháy nổ, chập điện,...

Hướng dẫn các bước bảo trì máy may công nghiệp

Những bước bảo trì máy may công nghiệp cụ thể như sau:

1. Bước 1: Làm sạch sơ bộ bề ngoài máy

- Làm sạch toàn bộ bụi bẩn, lông bám trên máy may công nghiệp. Sau đó, bắt đầu tháo kim, chân, tấm kim để làm sạch đơn giản, dễ dàng hơn. Tấm kim là tấm bên dưới chân có đường cắt mà ở đó những bộ phận nạp liệu sẽ nhô ra, được giữ chặt ở một hoặc hai vít.

- Nếu có quá nhiều bụi bẩn dính trên máy, công nhân có thể dùng kim/ ghim để lấy. Hoặc sử dụng bàn chải và máy hút bụi chuyên dụng làm sạch bụi và lông ở các kẽ hở khác nhau.

- Bên cạnh đó, công nhân nên kiểm tra, loại bỏ các bụi bẩn, lông tơ, mảnh chỉ đứt đoạn giữa các đĩa ở bộ phận điều chỉnh.

- Những loại chỉ chất lượng cao sẽ ít rụng lông hơn. Sau đó, người lao động kiểm tra kim trước khi lắp và những loại vết nhám sẽ được làm sạch bằng đá nhám mịn. Công nhân nên thay đổi đá nhám sau 6 - 8 giờ hoạt động và thay thế các cây kim bị uốn cong, tránh phát sinh sự cố.

2. Bước 2: Kiểm tra từng ống chỉ

- Với máy may cổ điển, ống chỉ được tiếp xúc bằng trượt khỏi tấm bên cạnh tấm kim. Còn máy may hiện đại, ống chỉ được tiếp cận từ phía trước của máy may công nghiệp. 

- Trong máy may công nghiệp hiện đại, ống chỉ được thiết kế rơi theo bề ngang vào cơ cấu ở phía trước của tấm kim. Tuy nhiên, những dòng máy cũ lại hoạt động theo cơ chế cũ, lắp theo con thoi hình thù viên đạn, qua một vòng chỉ trên mới có thể may theo từng mũi khác nhau.

- Bạn tháo ống chỉ ra khỏi hộp ống chỉ rồi thổi sạch bụi bẩn đi. Hộp ống chỉ được lắp vào giá ống chỉ và giá đỡ xung quanh hoạt động của máy. Ống chỉ cũng dễ dàng tháo gỡ bằng kẹp dựa trên vòng cố định. Còn giá đỡ của hộp ống chỉ gồm một đầu nhọn là móc, được thiết kế để giữ chỉ ở bên trên, rồi gắn nó ở chỉ dưới và may mặc.

3. Bước 3: Thoa dầu bôi trơn

- Với những dòng máy may cổ điển, việc bôi dầu trơn lên có thể diễn ra dễ dàng hơn. Ngoài ra, cơ chế may lại được đặt ở phía dưới, bằng cách xoay sang bên cạnh, để dễ dàng tra dầu bôi trơn vào dễ dàng hơn. Ở những cơ chế máy đặt trên, người dùng có thể tháo rời một vài con vít giữ chặt nắp để mở ổ nắp máy.

- Đối với máy may hiện đại, bạn nên tháo một số ốc vít và nới lỏng hàng loạt các kẹt giữa của hai nửa vỏ nhựa với nhau. Công nhân có thể sử dụng thìa hoặc dao mỏng nhằm dễ dàng nhìn thấy vết nứt giữa chúng, rồi xác định vị trí kẹp.

- Sau khi mở máy phía trên, phía dưới, xoay bánh xe điều khiển,.... Bất kỳ bộ phận nào cũng nên được tra dầu vào các ổ trục, khớp nối, bề mặt trượt của nó. Tuy nhiên, một số bộ phận bạn không được cần tra dầu như những bánh răng, bánh xe, cam bằng nilon.

- Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng chỉ nên dùng dầu riêng hoặc máy khâu và không được nhỏ quá một giọt dầu vào mỗi ổ trục, mối nối.

4. Bước 4: Kiểm tra độ căng của chỉ

- Bước này đóng vai trò quan trọng vì có thể gây sai sót làm chỉ đứt, rối.

- Bạn nên đặt cuộn chỉ vào hộp, luồn dưới lò xo căng, tạm dừng nó qua bên mạch.

- Nếu lực căng chỉ để đỡ trọng lượng của cuộn chỉ thì độ căng đã chính xác hơn. Nếu bạn lắc nhẹ mà sợ chỉ lỏng hơn thì hãy dùng những vít bên trong tác động.

Quy trình 7 bước bảo trì máy may công nghiệp an toàn, đúng cách

5. Bước 5: Kiểm tra bộ phận dây cuốn chỉ

- Bước này thực hiện với tay quay thông thường, bằng bánh xe có lốp cau su. Nếu lốp mòn, mỏng, nứt, hư hỏng, bạn hãy thay thế các lốp mới. Điều kiện là độ căng của chỉ cũng phải đủ để tạo ra một cọc gọn gàng, chặt chẽ.

6. Bước 6: Kiểm tra thiết bị điện

- Ở máy may cổ điển: Bàn đạp sẽ có biến trở, được mắc nối tiếp với động cơ.

- Còn ở máy may hiện đại: Sẽ có bộ điều khiển tốc độ điện tử tương tự như công tắc điều chỉnh độ sáng.

- Người lao động nên kiểm tra bàn đạp chân để xác định cách tháo lắp. Ngoài ra, không được dùng dầu máy may, mỡ bôi trơn nhẹ lên các bộ phận trượt và tuyệt đối giữ dầu mỡ cách xa các thiết bị hoặc điểm tích điện.

- Thường xuyên kiểm tra độ căng của dây curoa động cơ. Nếu vòng bi của động cơ cần bôi trơn thì hãy dùng loại mỡ riêng biệt, dành riêng cho động cơ dựa theo khuyến cáo sản xuất.

7. Bước 7: Kiểm tra tốc độ may

- Nếu máy may công nghiệp gặp sự cố mất kết nối đột ngột, cần điều chỉnh thời gian, tốc độ may của chỉ. Công nhân có thể thấy kim và đầu móc chỉ ở phía trên. Sau khi bạn luồn kim vào, đầu của móc phải đi qua cây kim ngay khi cây kim xuống điểm thấp nhất. Tức là cây kim sẽ tăng 3/16 inch (1/10 inch hoặc 2,5 mm). Sau đó, kim sẽ trồi lên cho các sợi chỉ bị chùn xuống rồi tạo thành vòng dây bị mắc vào câu.

- Tuy nhiên, bạn nên đảm bảo rằng điểm thấp nhất của kim về đúng mức phía dưới móc.

Hướng dẫn cách bảo quản máy may công nghiệp

Tuy nhiên, để kéo dài tuổi thọ của máy may công nghiệp, người lao động nên tuân thủ hướng dẫn bảo quản máy may công nghiệp như sau:

- Luôn phủ khăn, vải che lên bề mặt máy may nếu không sử dụng, để hạn chế bụi bám vào bên trong. Đồng thời thường xuyên chuẩn bị giẻ lau và dầu bôi trơn cho máy.

- Thường xuyên thoa dầu bôi trơn lên máy: Công nhân nên tra dầu bôi trơn lên máy sau khi vệ sinh, làm sạch các bụi bẩn ở từng bộ phận máy móc cụ thể như ổ chao, vải răng cưa,... bạn chỉ cần nhỏ mỗi thiết bị một giọt.

- Thời gian dài máy không sử dụng, công nhân nên cho máy làm việc trong khoảng 15 - 20 phút sau khoảng 1 - 2 tháng. Máy may công nghiệp nếu không dùng thường xuyên sẽ xảy ra nhiều hư hỏng, rỉ sét nên việc này cần thiết.

Cách vệ sinh máy may công nghiệp

Việc vệ sinh máy may công nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng góp phần giúp các chi tiết máy được phát huy hết công suất. Ngay sau đây là cách vệ sinh máy may công nghiệp, cụ thể như sau:

- Ngắt nguồn điện máy trước khi vệ sinh

- Tháo lần lượt các dụng cụ của máy may công nghiệp theo đúng trình tự: Tháo chân vịt, kim may, tấm kim, ổ chao ra.

- Dùng vải lau sạch bụi bẩn trên các thiết bị.

- Tra dầu vào máy may rồi lấy khăn lau sạch chỗ cần tra dầu để hạn chế bụi bẩn.

- Tra dầu xong thì thực hiện mở máy làm việc thử vài vòng để dầu thấm vào trục quay. Sau đó, công nhân lau sạch dầu thừa xuất hiện trên máy.

- Lắp đặt các thiết bị vào lại, rồi làm sạch giường máy và khu vực làm việc ở xung quanh.

Trên đây là hướng dẫn bảo trì, bảo dưỡng máy may công nghiệp. Mong rằng với tất tần tật những kiến thức này sẽ giúp công nhân sở hữu thiết bị đơn giản, dễ dàng hơn.

Ms. Công nhân (tổng hợp)

4.0 (940 đánh giá)
Bỏ túi quy trình bảo trì máy may công nghiệp an toàn, đúng cách Bỏ túi quy trình bảo trì máy may công nghiệp an toàn, đúng cách

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Lưu ngay 6 bước quy trình kiểm tra bảo dưỡng hệ thống an ninh cho nhà máy, xí nghiệp!

Lưu ngay 6 bước quy trình kiểm tra bảo dưỡng hệ thống an ninh cho nhà máy,...

An ninh trong môi trường sản xuất không chỉ đảm bảo sự an toàn cho nhân viên mà còn bảo vệ thiết bị và tài sản của doanh nghiệp. Việc kiểm tra và bảo...

25.01.2024 78

Đào tạo ngay 7 bước kỹ thuật xử lý sự cố cháy hiệu quả cho bảo vệ nhà máy

Đào tạo ngay 7 bước kỹ thuật xử lý sự cố cháy hiệu quả cho bảo vệ nhà máy

Trong môi trường công nghiệp, an toàn là ưu tiên hàng đầu, và khả năng xử lý sự cố cháy là một kỹ năng quan trọng. Việc đào tạo nhân viên kỹ thuật xử...

25.01.2024 103

Điểm danh 5 loại hệ thống phòng cháy và chữa cháy trong nhà máy được ưa chuộng nhất hiện nay!

Điểm danh 5 loại hệ thống phòng cháy và chữa cháy trong nhà máy được ưa chu...

Tình hình thực tế những năm gần đây, hỏa hoạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu. Có lẽ vì vậy, hệ thống phòng cháy và chữa cháy (PCCC) đóng...

25.01.2024 60

5 lợi thế của doanh nghiệp khi chọn hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà máy

5 lợi thế của doanh nghiệp khi chọn hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà m...

Lựa chọn đúng hệ thống bảo vệ và giám sát trong nhà máy là một chiến lược quan trọng đối với sự an toàn và hiệu quả của doanh nghiệp. Những hệ thống n...

25.01.2024 74