Chi tiết danh mục dụng cụ nghề may: Mô tả - Sử dụng - Bảo quản
04.11.2024 299 hongthuy95
Nhiều bạn trẻ dự định bắt đầu công việc với nghề may nhưng hoang mang chưa biết sẽ làm việc với những công cụ, dụng cụ nào – cách sử dụng và bảo quản ra sao? Bài viết này, Vieclamnhamay.vn xin chia sẻ đến bạn thông tin chi tiết nhé!
4 công đoạn chính trong 1 quy trình sản xuất
Bao gồm: thiết kế (đo, vẽ) – cắt – may – hoàn thiện.
Mỗi công đoạn trong một quy trình sản xuất như thế sẽ có những dụng cụ phục vụ công việc thiết kế, may sản phẩm riêng.
Dụng cụ dùng trong nghề may là các phương tiện giúp cho người thợ may thực hiện nhanh chóng và hiệu quả các công việc của quá trình sản xuất các sản phẩm may.
Sơ đồ tổng quan các dụng cụ nghề may
Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, nhiều máy may công nghiệp cùng máy móc chuyên dùng được đưa vào sử dụng để thay thế hàng loạt thao tác thủ công của người thợ may, như: máy thùa khuyết, máy đính khuy, thiết kế và giác sơ đồ trên máy tính… Tuy nhiên, nhiều sản phẩm may yêu cầu độ tinh tế ở chi tiết và cầu kỳ ở cách may như áo dài hay comle… đòi hỏi sự khéo léo của người thợ. Thế nên, tùy thuộc vào ngân sách từng cơ sở sản xuất, sản phẩm may mà yêu cầu trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho đến công cụ, dụng cụ phục vụ công việc của người thợ may.
Chi tiết danh mục dụng cụ nghề may
Từ sơ đồ tổng quan dụng cụ nghề may, ta có chi tiết danh mục các dụng cụ phục vụ công việc may mặc như sau:
+ Dụng cụ thiết kế (đo, vẽ)
Gồm các loại thước và phấn may
Các loại thước |
Mô tả |
Sử dụng |
Bảo quản |
a/ Các loại thước dùng trong thiết kế |
|||
Thước dây (h.a) |
Làm bằng vật liệu không co giãn nhưng mềm, được chia vạch nhỏ theo từng centimet, bản rộng từ 1,2-1,7cm |
Dùng lấy số đo trực tiếp trên cơ thể hay kiểm tra kích thước sản phẩm. Cách cầm thước: ngón trỏ và ngón cái tay trái cầm đầu thước đặt vào vị trí cần đo, hai đầu ngón cái và ngón trỏ tay phải từ từ kéo dài thước đến cuối vị trí cần đo rồi đọc và ghi số đo chi tiết lên giấy. |
Thước dùng xong cần được treo ở nơi cố định, tránh để gần chỗ có nhiệt độ nóng làm thay đổi hình dạng và kích thích của thước – khi lấy số đo sẽ không chính xác. |
Thước dẹt (h.b) |
Có chiều dài 50cm hoặc 100cm, rộng 3,5-5cm, làm bằng gỗ hoặc nhựa, có vắt 1 cạnh theo chiều dài và được chia vạch centimet. |
Dùng để đo vải, vẽ/vạch các chi tiết của sản phẩm. Cách cầm thước: cầm thước bên tay trái, ngón cái ở trên, bốn ngón còn lại ở dưới – đặt thước nghiêng khoảng 300 so với mặt bàn cắt để vẽ và di chuyển thước (rê thước) dễ dàng, không làm xô lệch vải. Lưu ý không đặt thước lên trên vải khi đo, vẽ. |
Thước dùng xong cần được để ở nơi quy định, giữ cho thước luôn ở trên mặt phẳng, tránh để thước bị trầy xước bề mặt hoặc làm rơi khiến gãy, mẻ thước. |
Thước góc vuông (h.c) |
Có 1 bên là 2 cạnh của góc vuông để vẽ đường vuông góc, và 1 bên là cạnh cong để vẽ đường cong của một số bộ phận trên sản phẩm, như: vòng nách, đũng quần… |
||
Thước cong (h.d) |
Dùng để vẽ các đường cong nhẹ, như: gấu áo, giằng quần… |
||
b/ Thước dùng trong khi may |
Làm bằng nhựa, có chiều dài 20-30cm, dùng đo các kích thước ngắn. Thước còn được khắc trên bàn máy, rất thuận tiện để thợ may đo, kiểm tra kích thước khi may. |
||
c/ Phấn may (h.e) |
Được làm bằng thạch cao, nhuộm nhiều màu, hình 3 cạnh. |
Dùng phấn may để vạch các đường thiết kế các chi tiết của sản phẩm may trên vải và đánh dấu các điểm quy định. Cầm phấn nhẹ nhàng bằng ngón trỏ và ngón cái tay phải. Nên gọt mép phấn sắt cạnh để nét vẽ gọn, rõ và trở phấn sau khi vạch xong 1 đường. Nên dùng phấn khác màu với màu vải để dễ nhận thấy nét vẽ khi may. Lưu ý với vải mỏng, màu nhạt thì không nên dùng phấn màu sẫm vì dễ bị hằn lên vải, không đẹp. |
Dùng xong, cần cho phấn vào hộp, để nơi khô ráo. |
+ Dụng cụ cắt
Bao gồm các loại kéo.
Kéo là dụng cụ dùng để cắt các chi tiết của sản phẩm hay bán thành phẩ, chi tiết phụ - dùng để gọt, sửa đường may, bấm chỉ… Mỗi mục đích sử dụng khác nhau sẽ có từng loại kéo phù hợp, như: loại kéo to, kéo trung bình, kéo bấm.
Kéo có cấu tạo chung là gồm 2 lưỡi kéo với 1 lưỡi to có đầu vát và 1 lưỡi nhỏ có đầu thon, nhọn. Lưỡi kéo nối liền với tay cầm, 2 lưỡi kéo dính với nhau bằng đinh tán.
a/ Chi tiết cấu tạo của kéo
- Kéo loại to (h.2a,b) dài khoảng 27-30cm, có tay cầm cong, khi cầm thì 2 tay co hoặc 1 tay co, 1 tay duỗi; tay duỗi có mũi nhọn dùng sang dấu những vị trí cần thiết từ thân nọ sang thân kia và giữ các lớp vải không bị xô lệch khi cắt những nhát dài.
- Kéo trung bình (h.2c) dài khoảng 20-22cm, có 2 tay cầm co dùng để cắt các chi tiết phụ và gọt sửa các mép vải của đường may.
- Kéo bấm (h.2d) gồm 2 lưỡi kéo gắn với cán hình cong, dùng để bấm góc, nhặt chỉ.
b/ Sử dụng kéo:
Cầm kéo bằng tay phải, lưỡi kéo có đầu vát to ở trên để có lực nén khỏe hơn; lưỡi kéo có đầu thon, nhọn tì sát mặt bàn cắt khi cắt lách mũi kéo dưới lớp vải dễ dàng mà không làm xô lệch các lớp vải đó.
Khi cắt, cử động ngón tay mở 2 lưỡi kéo vừa tầm, phù hợp với nhát vải (dài hay ngắn), tay điều khiển cho lưỡi kéo bám sát nét cắt, các nhát kéo phải nối tiếp nhau, đường cắt đều, đẹp, không bị răng cưa.
Dùng kéo bấm: tay cầm phía ngoài lưỡi kéo, cách mũi kéo 1-1,5cm, điều chỉnh để mũi kéo vừa đến cuối điểm bấm.
c/ Bảo quản kéo:
Dùng xong, cất kéo ở nơi quy định, tránh làm rơi kéo, làm hỏng mũi kéo cũng như đề phòng tai nạn.
Giữ 2 mũi kéo khít nhau, có bao bảo vệ mũi kéo. Không dùng kéo các vật cứng, giấy, bìa, thường xuyên mài kéo để lưỡi kéo luôn sắc.
+ Dụng cụ sang dấu
Gồm có:
Dụng cụ sang dấu |
Cấu tạo |
Sử dụng |
Bảo quản |
a/ Dùi (h.3a) |
Làm bằng kim loại, có mũi thon, nhọn và có cán thuận tiện khi sử dụng |
Dùng để sang dấu các chi tiết thiết kế, như: vị trí li, túi… từ thân này sang thân khác. Dùng để khêu các góc lộn hay tháo chỉ. |
Dùng xong cần để dùi ở nơi quy định. Giữ cho dùi luôn nhọn. Không dùng dùi làm việc khác. |
b/ Vạch (h.3b) |
Thường được làm bằng xương, sừng trâu; có mũi hình thoi; lưỡi vạch nhẵn nhưng không sắc. |
Dùng để chun, thu vải lại cho đều ở các vị trí cần thiết như đấu tay, gấu áo…; các đường may cong, lồi trước khi lộn hoặc chun cầm. Cách cầm vạch để chun: ngón cái để ở mặt trên, 4 ngón ở mặt dưới; lưỡi vạch cách mép vải 0,5cm và đẩy nhẹ làm chun đều mép vải. Dùng vạch để vạch vải trên các loại vải không được dùng phấn để sang dấu. Khi cầm, để ngón cái ở mặt trên, ngón trỏ tì lên sống vạch, 3 ngón còn lại ở mặt dưới. |
Giữ không để lưỡi vạch bị mẻ. |
c/ Bánh xe sang dấu (h.3c) |
Gồm 1 bánh xe nhỏ có răng cưa làm bằng đồng cứng gắn trên 1 cái cần, cuối cần có tay cầm. |
Dùng trong thiết kế mẫu để sang dấu toàn bộ chu vi của các chi tiết cơ bản ở phần dựng hình sang giấy mỏng để ra mẫu mỏng, hoặc từ các bản vẽ có sẵn. Để sang dấu các vị trí cần thiết từ thân này sang thân đối xứng. Khi sử dụng, cầm cần đẩy bánh xe lăn theo đường chu vi của các chi tiết để lại lớp dưới đường hằn nhỏ. |
Dùng xong phải để nơi quy định, tránh bị rơi làm cong gãy cần, bánh xe. |
+ Dùng cụ khâu
Có:
Dụng cụ khâu |
Cấu tạo |
Sử dụng |
Bảo quản |
a/ Kim khâu (h.4a) |
Làm bằng thép cứng, gồm mũi kim thon, nhọn; thân thun, trơn, nhẵn và cuối kim có lỗ xâu chỉ. Kim có nhiều cỡ số, dùng cho nhiều công việc và loại vải dày mỏng khác nhau. |
Dùng chỉ để khâu ghép các chi tiết, mảnh vải với nhau bằng đường khâu hoặc dùng để thùa khuyết, lược cố định trước khi may chính thức bằng tay hoặc bằng máy may. |
Dùng xong phải bảo quản cẩn thận để kim không bị gỉ, gãy; mũi kim bị tù, mất. Có thể cất vào hộp hoặc cắm vào gối cắm kim. |
b/ Kim ghim (h.4b) |
Bằng thép cứng, 1 đầu có mũ, 1 đầu nhọn. |
Dùng cố định sản phẩm khi cắt hoặc may. |
Dùng xong phải cất vào hộp hoặc cắm vào gối cắm kim để không bị rơi vãi, tránh gây tai nạn. |
c/ Đê đeo tay (h.4c) |
Được làm bằng đồng hoặc thép mạ, xung quanh đê có nhiều nốt lõm kề sát nhau để tì trên kim khi đẩy kim, báo vệ ngón tay. |
Đeo đê vào đầu ngón tay giữa của tay phải, cầm thân kim bằng ngón tay trỏ và ngón cái; trôn kim tì vào đê, phối hợp đẩy kim mạnh và nhanh. |
+ Dụng cụ hoàn thiện sản phẩm
Bao gồm:
Dụng cụ hoàn thiện |
Cấu tạo |
Sử dụng |
a/ Bàn là |
Sử dụng phổ biến nhất là bàn là điện, bàn là điện hơi nước… Gồm nhiều loại với khối lượng và công suất khác nhau. Loại nhỏ nặng khoảng 1kg, loại trung bình nặng 3-5kg, loại lớn 6-7kg, công suất khoảng 300-1.200kW. |
Dùng là phẳng vải trước khi thiết kế; là rẽ hoặc là lật đường may; là chết nép, là ép; là thu, là bai; là tạo hình… Tùy tính chất xơ sợi và mặt hàng dày, mỏng để chọn bàn là và điều chỉnh nhiệt độ là thích hợp. Hàng mỏng dùng bàn lẹ nhẹ, công suất nhỏ. Hàng dày, dùng bàn là nặng, công suất lớn. |
b/ Đệm là (chăn là) |
Thường dùng chăn dạ |
Dùng để lót khi là phẳng sản phẩm. Chăn dạ gấp làm 4, trải lên bàn phẳng, trên cùng phủ khăn là bằng vải bông để là dễ dàng và vệ sinh sản phẩm. Lưu ý: không dùng vải nylon làm khăn là vì nhiệt độ cao của bàn là sẽ làm cháy sụn vải. |
c/ Đế là chuyên dùng |
Được làm bằng gỗ, bọc vải và nhồi bông hoặc cỏ; có hình dáng thích hợp với dáng cấu tạo của các bộ phận và đường may của sản phẩm. Có nhiều loại đế là chuyên dùng, như: đế là tổng hợp; đế là sống tay, sườn tay; đế là đầu tay, ngực; đế là vai con, vòng cổ tay; đế là rẽ đường may lộn; đế là đường tra tay; đế là mọng; đế là các đường may ngắn. |
Dùng để tạo dáng, giữ dáng cho các đường may, các bộ phận của sản phẩm |
Trên đây là chi tiết danh mục dụng cụ nghề may, phục vụ cho công việc thiết kế, may đo sản phẩm. Hy vọng những thông tin được chia sẻ là hữu ích, giúp ích cho công việc của người thợ may.
Ms. Công nhân