Chia sẻ kinh nghiệm dùng phanh khi lái xe xuống đường đèo dốc

11.03.2019 1604 hongthuy95

Vieclamnhamay.vn đã từng có bài chia sẻ về những lưu ý an toàn cần biết khi lái xe chở nặng đổ dốc; tuy nhiên, vẫn chưa đề cập chi tiết đến kỹ năng dùng phanh ở dạng địa hình nguy hiểm này. Bài viết hôm nay sẽ giúp các tài xế nắm được các bước thực hiện - lưu ý - kinh nghiệm dùng phanh khi lái xe xuống đường đèo dốc được chia sẻ bởi chính những tài già nhiều năm kinh nghiệm.

chia sẻ kinh nghiệm dùng phanh khi lái xe đường đèo dốc
Sử dụng phanh như thế nào khi lái xe đường đèo dốc để đảm bảo an toàn?

Với những đoạn dốc ngắn thì không quá phức tạp, nhưng với những đường đèo dốc dài, dốc liên tiếp thì lại tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cao. Trong đó, phanh xe là yếu tố quan trọng nhất lái xe cần chú ý khi xuống đèo dốc để đảm bảo an toàn.

Lỗi dùng phanh thường gặp nhất khi lái xe xuống đường đèo dốc

Không ít lái xe bị mắc lỗi là cứ rà phanh gần như suốt quãng đường đổ đèo dốc; kết quả là cụm phanh bị nóng quá đến mức mất tác dụng, đồng thời nướng chín những bộ phận xung quanh – tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cao, để lại nhiều hậu quả khó lường. (Tham khảo thêm cách xử lý khi xe mất phanh: Tại đây!)

Do đó, việc không có kinh nghiệm dùng phanh khi xuống đường đèo dốc có thể khiến nhiều lái xe phải trả giá đắt.

Dùng phanh như thế nào khi xuống đường đèo dốc?

- Luyện cảm giác với xe

Là một lái xe chuyên nghiệp, bạn nhất định phải luôn kiểm tra và hiểu xe mình đang ở tình trạng nào, khi nào thì gặp vấn đề cần xử lý. Đó có thể là cảm giác về khoảng cách an toàn, về tốc độ, độ căng của bánh xe, độ nhạy của phanh, hệ thống giảm xóc, tiếng động cơ… bất kỳ “triệu chứng” khác lạ nào xuất hiện cũng giúp cảnh báo về tình trạng bất ổn định của xe để có hướng xử lý kịp thời và hợp lý.

chia sẻ kinh nghiệm dùng phanh khi lái xe đường đèo dốc
Hiểu cảm giác với xe giúp phát hiện và xử lý sự cố kịp thời 

- Làm mát cụm phanh

Rà phanh khi xuống dốc là việc làm được không ít tài xế thực hiện nhằm giảm tốc độ lao dốc cho xe. Tuy nhiên, nếu cảm thấy hình như đã rà phanh hơi nhiều thì nên cho xe dừng lại ở nơi an toàn, phát/ đặt tín hiệu cảnh báo – tuyệt đối không dừng ở đoạn đường cua tránh gây va chạm vì các xe khác bị khuất tầm nhìn – kiểm tra 4 lazăng xem sao. Nếu thấy nóng quá tức là cách xử lý phanh của bạn có vấn đề; lúc này, 4 cụm phanh cần được làm nguội (đổ nước làm mát hoặc đợi cho nguội) thì mới đi tiếp được. Đó là lý do vì sao, nhiều lái xe lâu năm thường khuyên bạn mang theo vài chai nước loại 3 lít để sử dụng khi cần.

- Dùng phanh đúng cách

Khi xuống dốc, lái xe không được rà phanh liên tục, thay vào đó phải biết kết hợp giữa phanh chân và phanh số. Với những đoạn cua gấp thì cần phanh lại để xe giảm tốc độ xuống mức phù hợp trước khi bắt đầu vào cua – không nên đợi đến khi bắt đầu vào cua mới phanh, sẽ rất nguy hiểm.

- Kinh nghiệm đi xuống đường đèo dốc an toàn

+ Không chạy tốc độ cao

+ Không âm côn thả trôi xe lao dốc

+ Không về số Mo để tiết kiệm xăng vì sẽ mất đến 50% khả năng điều khiển xe

+ Chạy ở những số thấp, thường là số 3 (đối với xe MT)

+ Khi muốn giảm tốc độ: thực hiện phanh rồi mới về số và giữ đều ga

+ Giảm đến tốc độ an toàn từ trước khi vào cua; hạn chế tăng hoặc giảm tốc khi đang cua.

chia sẻ kinh nghiệm dùng phanh khi lái xe đường đèo dốc
Xe cần giảm tốc độ trước khi vào cưa; không tăng/ giảm tốc khi đang cua

Hy vọng những chia sẻ trên đây của Vieclamnhamay.vn sữ hữu ích và thiết thực; giúp lái xe có thêm nhiều kiến thức vận hành và điều khiển xe an toàn trên các dạng địa hình khác nhau.

Ms. Công nhân

4.6 (706 đánh giá)
Chia sẻ kinh nghiệm dùng phanh khi lái xe xuống đường đèo dốc Chia sẻ kinh nghiệm dùng phanh khi lái xe xuống đường đèo dốc

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Gọi tên bộ công cụ dụng cụ làm việc của bảo trì nhà máy

Gọi tên bộ công cụ dụng cụ làm việc của bảo trì nhà máy

Trong môi trường sản xuất công nghiệp, công nhân bảo trì nhà máy đóng vai trò sống còn giữ cho dây chuyền vận hành liên tục và ổn định. Tuy nhiên, để...

26.06.2025 61

Mách bạn 06 tips trở thành kế toán giá thành “được việc”

Mách bạn 06 tips trở thành kế toán giá thành “được việc”

Kế toán giá thành trong nhà máy là vị trí đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát chi phí sản xuất và tính toán lợi nhuận của doan...

25.06.2025 55

Kế toán nguyên vật liệu là gì? Kinh nghiệm thực tế làm kế toán NVL hiệu quả

Kế toán nguyên vật liệu là gì? Kinh nghiệm thực tế làm kế toán NVL hiệu quả

Kế toán nguyên vật liệu (NVL) là vị trí quan trọng trong bộ phận kế toán, đặc biệt tại các doanh nghiệp sản xuất, nhà máy. Việc quản lý chính xác nguy...

24.06.2025 72

Lưu ngay 05 Biểu mẫu IE phổ biến nhất trong nhà máy

Lưu ngay 05 Biểu mẫu IE phổ biến nhất trong nhà máy

Trong lĩnh vực sản xuất hiện đại, kỹ sư IE là người chịu trách nhiệm chính trong việc tối ưu hóa năng suất, định mức lao động và cải tiến quy trình. Đ...

23.06.2025 46