CMYK là gì? RGB là gì? Những điều cần biết về CMYK - RGB trong thiết kế đồ họa
11.06.2018 2733 bientap
Với dân thiết kế đồ họa, CMYK và RGB là những thuật ngữ không quá xa lạ; tuy nhiên với những học viên mới bước vào ngành này không phải ai cũng biết CMYK là gì? RGB là gì? Tuyencongnhan.vn sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này.
Bạn có biết CMYK là gì? RGB là gì?
► CMYK là gì?
CMYK là hệ màu trừ được sử dụng trong thiết kế, in ấn; bao gồm C – Cyan (Màu xanh lơ), M – Magenta (Màu hồng), Y – Yellow (Màu vàng), K – Key (Màu đen); ứng dụng cho những vật không có khả năng phát sáng.
Vì sao lại dùng K – Key để biểu thị cho màu đen mà không phải là B – Black? Thực tế, chữ B đã được dùng để biểu thị cho màu xanh dương Blue nên Key ở đây được sử dụng để thể hiện màu đen – mang ý nghĩa là màu quyết định then chốt.
Hệ CMYK là hệ màu hấp thụ ánh sáng, màu mà chúng ta nhìn thấy được là màu phản xạ do nguồn sáng chiếu đến. Do đó, trong hoạt động in ấn, người ta thường sử dụng hệ màu trừ này vì giấy là vật thể không thể tự phát sáng. Màu K được sử dụng trong hệ màu CMYK với mục đích tạo ra màu đen trung thực hơn, tăng độ tương phản.
Hệ màu CMYK được sử dụng chủ yếu trong in ấn
► RGB là gì?
RGB là hệ màu cộng, được thể hiện cho những vật có khả năng phát sáng (tivi, màn hình máy tính); bao gồm 3 màu cơ bản là: R – Red (Màu đỏ), G – Green (Màu xanh lá) và B – Blue (Màu xanh dương).
Từ 3 màu cơ bản này, khi thay đổi tỷ lệ màu sử dụng , bạn sẽ tạo ra vô số màu khác nhau. Các màu được tạo ra từ hệ màu này thường sáng hơn so với màu gốc và được gọi là tổng hợp màu cộng.
► Tìm hiểu sự khác biệt giữa CMYK và RGB
Với biểu đồ màu trên, bạn có thể thấy được: đường màu trắng Adobe RGB có phần không gian giới hạn màu lớn hơn đường biểu thị hệ màu CMYK. Và phần không gian hệ màu RGB chủ yếu nằm ở phần màu xanh lá. Do đó mà khi thực hiện việc chuyển màu từ hệ RGB sang CMYK, những màu nằm ngoài vòng giới hạn của hệ màu CMYK thường sẽ bị lệch màu, sai màu.
► Cách chuyển đổi qua lại giữa các hệ màu
Hầu hết các phần mềm đồ họa hiện nay đều có tính năng hỗ trợ người chuyển đổi qua lại giữa các hệ màu:
- Với phần mềm Photoshop: bạn chọn mục menu Image -> Mode -> chọn hệ màu muốn chuyển đổi.
- Với phần mềm Illustrator: chọn menu File -> Document Color Mode -> chọn hệ màu muốn chuyển.
Vì tính chất của 2 hệ màu này hoàn toàn khác nhau (hệ cộng – hệ trừ) cho nên khi chuyển đổi qua lại sẽ xảy ra tình trạng bị lệch mày. Tùy thuộc vào hệ màu lựa chọn mà màu mới tạo ra sẽ sáng hoặc tối hơn so với màu ban đầu.
Việc chuyển đổi hệ màu sẽ không tránh khỏi tình trạng bị lệch màu.
► Vì sao hệ màu CMYK không được sử dụng để làm việc trực tiếp trong Photoshop?
Trong phần mềm Photoshop, một số tính năng lọc không sử dụng được hay các chức năng như Level, Cuver đều sẽ cho kết quả ngược lại nếu sử dụng hệ màu CMYK. Bên cạnh đó, vì tài nguyên sử dụng cũng chủ yếu là màu RGB, do đó mà trong Photoshop, khi thiết kế, người ta chủ yếu sử dụng RGB và sau khi tác phẩm đã hoàn chỉnh thì chuyển đổi sang CMYK.
Vậy thì làm thế nào để chuyển đổi màu RGB sang CMYK một cách tối ưu nhất, tránh việc lệch màu quá nhiều?
- B.1: Mở file RGB cần chuyển đổi
- B2: Tùy thuộc vào phiên bản phần mềm Photoshop sử dụng mà bạn chọn Edit – Mode = Convert to Profile hoawcsk Edit – Convert to Profile
- B3: Khi hộp thoại hiện ra, bạn chọn “Custom CMYK” trong phần Profile.
- B4: Khi cửa sổ mới xuất hiện, mục Ink Colors – chọn Toyo, mục Dot Gain – Standard 30%, mục Black Ink Limit – chọn 50%.
Tùy thuộc vào ảnh gốc màu bạn chọn các chỉ số Dot Gain hay Black Ink Limit cho phù hợp
Với những thông tin mà Tuyencongnhan.vn đã chia sẻ trong bài viết này, hy vọng sẽ giúp giáp đáp được thắc mắc CMYK là gì? RGB là gì? Và có những điều gì cần biết về hai hệ màu nay trong họat động thiết kế…
Ms.Công nhân