Công nhân thất nghiệp, sống chật vật qua ngày hay về quê ăn Tết sớm?
16.11.2022 9672 hongthuy95
Nhà máy cắt giảm lao động, khiến hàng nghìn người rơi vào thất nghiệp, không có việc làm phải sống chật vật qua ngày hay lựa chọn về quê ăn Tết sớm.
Từ chập tối ngày 14/11 dọc con đường quốc lộ 13 qua Thủ Dầu Một, đã thấy dòng người lũ lượt chờ đón xe, hỏi anh Ngô Văn Thành (30 tuổi, quê Hà Tĩnh) mới hay, anh đang về quê ăn tết sớm.
“5 năm qua, tôi làm công nhân may mặc ở Bình Dương với mức thu nhập 10 triệu đồng/ tháng. Nhưng kể từ khi dịch Covid-19, nhà máy giảm đơn hàng, thu nhập của tôi cũng bị cắt giảm nhanh chóng.
Cuối tháng này thì công ty cắt giảm nhân lực, tôi bị hủy hợp đồng lao động, nghỉ việc không lương. Không biết làm gì để sống tiếp, tôi đành về quê ăn Tết sớm”.
Sống chật vật qua ngày
Câu chuyện anh Thành là một trong hàng nghìn công nhân đang lao đao vì doanh nghiệp thiếu đơn hàng, cắt giảm nhân lực. Nhiều người chấp nhận cảnh sống chật vật, chắt chiu từng đồng chờ đợi kiếm việc làm khác, một số khác lại lựa chọn về quê ăn Tết sớm.
Những ngày qua, ở xóm trọ công nhân không phải là những câu chào nhau “Có khỏe không?” mà là “Tìm được việc chưa?”. Khu trọ hơn 40 người lao động làm việc cho một doanh nghiệp may mặc của Hàn Quốc bất ngờ thông báo cắt giảm nhân lực, hơn 800 công nhân chết lặng vì tin mất việc đột ngột. Ngày 10/11 vừa qua, họ nhận được khoản tiền lương, hỗ trợ cuối cùng.
Vừa mới nhận được 8 triệu đồng vào tài khoản, chị Nguyễn Thị Nga (35 tuổi, quê Tiền Giang) ngậm ngùi nén nước mắt. “Biết sống thế nào những ngày sắp tới đây? 2 triệu cho tiền trọ, còn lại 6 triệu, tôi ráng dành dụm để chi tiêu chờ đến ngày tìm được việc mới. Chồng tôi cũng mới nhận tin mất việc sáng nay nữa mà không có khoản hỗ trợ chi phí nào. Bây giờ để tiết kiệm, nhà tôi chỉ nấu duy nhất 1 bữa tối. Còn buổi sáng dậy trễ rồi nếu đói thì ăn mì gói đỡ.”, chị Nga bẽ bàng nói.
Vợ chồng anh Lê Quân (35 tuổi, quê Bình Định) cũng đồng loạt mất việc cùng lúc, trong khi mỗi tháng anh phải chi trả 3 triệu đồng/ tháng cho tiền ăn, trọ. Ngoài ra, vợ chồng anh còn phải gửi tiền về quê để ông bà nội nuôi con khoảng 3 triệu đồng mỗi tháng. Mất việc đột ngột, anh và vợ mỗi ngày đều chở nhau đi tìm việc hoặc nộp hồ sơ cho nhiều nơi, nhưng vẫn chưa thấy ai gọi. “Mình cũng tính buôn bán gì đó nhưng mọi thứ ế ẩm quá. Bây giờ đang suy nghĩ hay là trả phòng về quê, mà về quê chưa biết sẽ làm gì? Năm ngoái Covid-19 nhưng vợ chồng mình cũng ráng cầm cự, nửa năm nay mới vực dậy được thì lại chìm nghỉm tiếp”, anh Quân than thở.
Vất vả tìm kiếm việc làm hơn 2 tháng nay, nhưng bà mẹ bỉm sữa của đứa con gái 2 tuổi, chị Nguyễn Thị Hà (23 tuổi, quê Hậu Giang) lận đận mới tìm được công việc thời vụ, đánh dấu khuy, nút áo trẻ em với giá 280 đồng/ cái.
Mỗi ngày, chị làm cật lực được khoảng 100 cái thì được trả 28.000 đồng. Nhưng làm càng nhanh lại dễ bị lỗi. Mà làm sai, chị phải làm lại 100 cái. Nhắm không thể làm đủ được số lượng mà lương lại không đủ ăn, chị Hà nghỉ việc. Nhưng rồi sau đó ít hôm, khi nhận được cuộc gọi điện thoại lên làm thợ phụ cho 1 công ty may khác, chị Hà đã mừng rỡ đồng ý ngay, đến mức quên hỏi về thu nhập mỗi ngày.
Về quê ăn Tết sớm
Một số khác lựa chọn về quê ăn Tết sớm thay vì dành dụm dè sẻn từng đồng. Tuy nhiên, nếu về quê lay lắt không có việc làm, quanh quẩn với ruộng nương mà chi phí học hành, con cái gánh nặng, liệu có phải là giải pháp tốt?
“Về quê nếu có việc làm lương tháng ổn định thì mình cũng muốn về. Thực ra không ai muốn xa quê, bon chen với người, rồi phải sống trong cảnh nhà trọ bốn bức tường cả. Là vì không có việc làm, đủ để trang trải cuộc sống, mình mới lựa chọn rời đi. Bây giờ về lại, công việc không có, mà mỗi ngày phải chi tiêu tiền ăn uống, cho con cái đi học, thấy lo lắng quá”, chị N. T. A. (35 tuổi, quê Nghệ An) cho biết.
Một người dân ở khu vực quốc lộ 13 chứng kiến hàng trăm người đông đúc đừng chờ về quê ăn Tết không khỏi bất ngờ. “Mọi năm, cũng dòng người đông như thế này chờ xe về quê, nhưng không sớm như thế này. Tôi thấy phần lớn là công nhân, ai cũng buồn bã, chán nản vì không có việc làm trang trải chi phí mới đành lựa chọn về quê”, bà Nguyễn Thị Ba kể.
Theo ý kiến của vị lãnh đạo thuộc Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho hay, tình trạng cắt giảm lao động đang ngày càng diễn ra một cách rộng rãi, phần lớn tập trung ở những ngành may mặc, giày da, chế biến gỗ. Một số doanh nghiệp giữ chân công nhân bằng cách dùng phép năm hoặc ứng phép 2023.
Theo thống kê khác của Phó Giám đốc Sở Lao Động Thương Binh - Xã hội tỉnh Bình Dương, từ đầu năm 2022 đến nay, số người lao động bị tạm ngưng hợp đồng lao động lên đến 28.000 người, 240.000 bị giảm giờ lao động. Tính riêng số người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp đến hết tháng 9/2022 khoảng 70.000 người. Phần lớn các ngành dệt may, giày da, gỗ rơi vào tình trạng thất nghiệp, không có việc làm là chủ yếu.
Chương trình chuyển đổi nghề cho công nhân, LĐPT
Trước thực trạng hiện nay, nhiều nhà máy bắt đầu giảm bớt công nhân, nhiều người phải về quê ngay trước tết, trong khi ngành khách sạn, nhà hàng, du lịch thì vẫn rất khó tuyển lao động phổ thông.
Nhận thấy tình hình đó, Santa Việt Nam tổ chức chương trình "Chuyển đổi nghề cho công nhân, LĐPT", nhằm thực hiện vai trò cầu nối, điều chuyển từ ngành sản xuất sang ngành dịch vụ, khách sạn. Các công việc bạn có thể ứng tuyển như: Nhân viên phục vụ bàn, bar, nhân viên phụ bếp, rửa chén bát, dọn phòng, vệ sinh công cộng, giặt ủi, làm vườn, chăm sóc cây cảnh, hành lý, vận chuyển, bảo vệ, sửa chữa kỹ thuật...
NẮM BẮT CƠ HỘI ĐỔI NGHỀ, THU NHẬP ỔN ĐỊNH, CƠ HỘI THĂNG TIẾN nhanh chóng bằng cách tìm hiểu thông tin về chương trình này thông qua số hotline 091 949 0330 hoặc email info@hoteljob.vn or info@vieclamnhamay.vn để được tư vấn, giải đáp và hỗ trợ cung cấp dịch vụ nhanh nhất!
Vieclamnhamay.vn sẽ cập nhật thêm ở các bài viết sau. Cùng theo dõi nhé.
Ms. Công nhân (Tổng hợp)