CPA là gì? 04 điều quan trọng cần biết về CPA

25.08.2022 24124 trangthunb93

Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “CPA”? Vậy bạn có biết ​CPA là gì? Hãy cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu thuật ngữ này cũng như những điều cần biết về CPA.

CPA là gì? Những điều cần biết về CPA

CPA là một trong những nghề nghiệp nổi tiếng và uy tín trong lĩnh vực kế toán. Đối với những ai đang tìm hiểu và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực tài chính và kế toán, CPA là một trong những con đường hấp dẫn và đáng xem xét.

CPA là gì?​

CPA là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Certified Public Accountants, dùng để chỉ những kiểm toán viên có trình độ được chứng nhận trên toàn cầu. CPA được xem như là một cố vấn tài chính chuyên nghiệp cho các cá nhân, doanh nghiệp.

Chứng chỉ CPA là gì?

Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountant) là một chứng chỉ chuyên nghiệp quốc tế cho các chuyên gia kế toán và kiểm toán. CPA chứng nhận rằng người đạt được nó đã đủ kiến thức, kỹ năng, và kinh nghiệm để thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực kế toán và tài chính. 

Chứng chỉ CPA Việt Nam được Bộ Tài chính tổ chức thi và cấp phép lần đầu vào tháng 10/1994. Chứng chỉ CPA Việt Nam được công nhận tại Việt Nam, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong lĩnh vực kế toán và giúp cá nhân xây dựng sự nghiệp thành công trong vai trò kiểm toán viên.

Bên cạnh đó, CPA Việt Nam cũng đang đạt được uy tín và vị thế trong khu vực ASEAN và Úc. Hiện tại, chứng chỉ CPA Việt Nam đã được công nhận từng phần tại Úc, khi bạn sở hữu chứng chỉ CPA Việt Nam, bạn có cơ hội được miễn 3/12 kỳ thi CPA Úc, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và học tập tiếp theo trong lĩnh vực kế toán quốc tế.

Những điều cần biết về CPA

►Nhiệm vụ của CPA

Nhiệm vụ của những người làm CPA là tư vấn, quản lý tài chính cho các cá nhân hay doanh nghiệp. Công việc cụ thể bao gồm: Quản lý đầu tư, kế hoạch kinh doanh, phân tích kinh doanh, quản lý tiền lương, sổ sách kế toán, kiểm toán, chuẩn bị thuế,… Một nhân viên CPA giỏi sẽ biết cách tiết kiệm tiền bạc và thời gian cho cá nhân, doanh nghiệp đó.

Có thể liệt kê chi tiết một số nhiệm vụ của CPA như:

- Kiểm toán: CPA thường tham gia vào quá trình kiểm tra và xác minh sự chính xác về thông tin tài chính của doanh nghiệp. Họ đảm bảo rằng báo cáo tài chính tuân thủ các tiêu chuẩn kế toán và được công bố một cách đúng đắn.
Ví dụ: Một CPA có thể kiểm toán sổ sách của một công ty để đảm bảo rằng các giao dịch được ghi chính xác và đúng quy định.

- Tư vấn thuế: CPA cung cấp tư vấn về thuế cho cá nhân và doanh nghiệp. Họ giúp người dân và doanh nghiệp tối ưu hóa các chi phí thuế và tuân thủ các quy định về thuế của nhà nước.
Ví dụ: Một CPA có thể giúp người kinh doanh xác định cách giảm thiểu số tiền thuế phải trả bằng cách tận dụng các khoản khấu trừ và quyền lợi thuế mà vẫn đảm bảo đúng pháp luật.

- Dự báo và lập kế hoạch tài chính: CPA cung cấp thông tin và dự báo tài chính để giúp cá nhân và doanh nghiệp lập kế hoạch tài chính cho tương lai.
Ví dụ: Một CPA có thể giúp một gia đình xác định kế hoạch tiết kiệm hưu trí bằng cách tính toán mức tiết kiệm hàng tháng cần thiết.​

►Để đạt chứng chỉ CPA tại Việt Nam cần những gì?

Tại Việt Nam, muốn trở thành một CPA và được cấp chứng chỉ CPA, ứng viên phải trải qua kỳ thi liên quan. Điều kiện để ứng viên được tham dự kỳ thi bao gồm:

- Ứng viên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành: Kế toán, kiểm toán, tài chính, ngân hàng; hoặc tốt nghiệp các chuyên ngành khác nhưng phải có tổng số học trình các môn học về kế toán, kiểm toán, tài chính, phân tích hoạt động tài chính và thuế đạt từ 7% trở lên trên tổng số học trình của cả khóa học; hoặc tốt nghiệp các chuyên ngành khác và có chứng chỉ hoàn thành khóa học do các tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán.

- Ứng viên phải có tối thiểu 36 tháng làm việc trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán - tài chính. Hoặc 48 tháng làm trợ lý kiểm toán tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực Kiểm toán.

- Ngoài ra, ứng viên dự thi phải có đạo đức, quy chuẩn nghề nghiệp tốt, tuân thủ quy định pháp luật. Cung cấp đúng và đầy đủ các loại giấy tờ theo quy định, cũng như  lệ phí niêm yết trước kỳ thi.

Khi đã đáp ứng đủ các điều kiện này, học viên sẽ trải qua một kỳ thi gồm 7 môn: Pháp luật về kinh tế và Luật Doanh nghiệp;  Tài chính và quản lý tài chính nâng cao; Thuế và quản lý thuế nâng cao; Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao; Kiểm toán và dịch vụ đảm bảo nâng cao; Phân tích hoạt động tài chính nâng cao và 1 môn ngoại ngữ trình độc C tùy chọn (tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Trung). 

Vượt qua kỳ thi này với tổng điểm từ 38 điểm trở lên cho 6 môn thi (Không bao gồm môn ngoại ngữ), ứng viên sẽ nhận được chứng chỉ CPA Việt Nam và chính thức trở thành một CPA.

CPA là gì? Những điều cần biết về CPA

►Lợi ích của việc trở thành CPA

Việc trở thành CPA (Certified Public Accountant) mang lại nhiều lợi ích quan trọng, cả trong mảng cá nhân và sự nghiệp. Dưới đây là những lợi ích chính của việc trở thành CPA:

- Quá trình chuẩn bị cho kỳ thi CPA đòi hỏi sự học hỏi và nắm vững kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, thuế và tài chính. Điều này giúp bạn trở thành một chuyên gia có kiến thức sâu rộng về tài chính và kế toán.

- Đạt được chứng chỉ CPA mở ra cho bạn nhiều cánh cửa nghề nghiệp hấp dẫn. Bạn có thể làm việc trong các công ty kiểm toán, công ty tư vấn tài chính, công ty quản lý tài sản, hoặc thậm chí là tự mở công ty riêng. Nếu bạn muốn, bạn cũng có thể chuyển sang lĩnh vực khác như quản lý tài chính, quản lý rủi ro, hoặc doanh nghiệp riêng.

- CPA thường có thu nhập cao hơn so với những người không có bằng CPA. Vì kiến thức và kỹ năng của họ được đánh giá cao và có giá trị trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

- CPA có tiềm năng phát triển sự nghiệp nhanh chóng. Với sự kỹ năng và kiến thức chuyên sâu, bạn có thể thăng tiến trong vị trí quản lý hoặc chiếm vị trí quan trọng trong công ty hoặc tổ chức.

- CPA yêu cầu duy trì kiến thức và tham gia vào các khóa học học tiếp tục để theo kịp với các thay đổi trong lĩnh vực. Điều này thúc đẩy việc học hỏi liên tục và cập nhật kiến thức của bạn.

- CPA thường có cơ hội đóng góp cho cộng đồng, chẳng hạn như tư vấn về tài chính cho tổ chức phi lợi nhuận hoặc tham gia vào các hoạt động từ thiện. Điều này giúp tạo dựng uy tín và đóng góp tích cực vào xã hội.

Nhìn chung, trở thành một CPA không chỉ mở ra cơ hội nghề nghiệp mà còn đem lại uy tín, kiến thức sâu rộng và khả năng kiếm thu nhập cao. Đây là một sự đầu tư đáng giá cho tương lai của bạn trong lĩnh vực kế toán và tài chính.

►Cơ hội việc làm và mức lương của vị trí CPA

​Hiện tại, cơ hội nghề nghiệp kiểm toán viên tại Việt Nam đang rất lớn khi mà theo thống kê của Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, có hàng trăm công ty kiểm toán độc lập đang hoạt động đang cần tuyển dụng nhân sự. Bên cạnh đó, có rất nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang có nhu cầu tuyển dụng các nhân viên kiểm toán chất lượng.

Tầm quan trọng của vị trí công việc này cũng giúp cho các nhân viên CPA nhận được một mức đãi ngộ khá hấp dẫn. Thu nhập trung bình của một kiểm toán viên tại Việt Nam dao động trong khoảng 400 - 500 USD/ tháng. Với các kiểm toán viên có các chứng chỉ CPA Hoa Kỳ, CPA Úc… có thể nhận được mức lương từ 1.000 - 2.000 USD mỗi tháng, tùy vào số năm kinh nghiệm.

Trên đây là những thông tin cần biết về vị trí CPA hay còn gọi là kiểm toán viên cho doanh nghiệp. Các bạn ứng viên muốn tìm kiếm việc làm kế toán, kiểm toán có thể truy cập Tại đây!

7 Chứng chỉ kế toán – kiểm toán bạn cần biết 

Ms.Công nhân

4.7 (587 đánh giá)
CPA là gì? 04 điều quan trọng cần biết về CPA CPA là gì? 04 điều quan trọng cần biết về CPA

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Danh sách 30+ trường Đại học đào tạo Nghề Phiên dịch uy tín nhất hiện nay

Danh sách 30+ trường Đại học đào tạo Nghề Phiên dịch uy tín nhất hiện nay

Bạn mong muốn theo nghề phiên dịch và đang tìm kiếm trường đào tạo phù hợp? Bạn hoang mang không biết những trường Đại học (ĐH) nào đào tạo nghề phiên...

29.03.2024 47616

Bỏ quê lên phố chỉ để có mức lương 5-8 triệu đồng, liệu có đáng?

Bỏ quê lên phố chỉ để có mức lương 5-8 triệu đồng, liệu có đáng?

Nhiều người nuôi mộng làm giàu ở các “miền đất hứa” mà bỏ quê hương, xa gia đình đi lập nghiệp. Thế nhưng, hỏi ra mới hay lương công nhân mỗi tháng cũ...

27.03.2024 37

7 Biểu mẫu dùng trong công việc của Chuyền trưởng

7 Biểu mẫu dùng trong công việc của Chuyền trưởng

Công việc của Chuyền trường chuyền may không chỉ quản lý và điều phối, phân công công việc cho công nhân trong chuyền mà còn phải lập - hoàn thành một...

27.03.2024 45

Tiết lộ Lương đi XKLĐ Nhật Bản và các khoản tiền phải trả mỗi tháng

Tiết lộ Lương đi XKLĐ Nhật Bản và các khoản tiền phải trả mỗi tháng

Nhật Bản là top thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) được công dân Việt Nam ưa chuộng. Bạn đang có nguyện vọng tìm đơn hàng XKLĐ Nhật Bản? Bạn thắc mắ...

25.03.2024 50