Dây chuyền sản xuất là gì? 6 bước thiết kế chuyền chi tiết và hiệu quả

28.03.2023 1078 hongthuy95

Mọi phân xưởng đều thiết lập dây chuyền sản xuất để tổ chức làm việc, hoàn thành đơn hàng. Vậy dây chuyền sản xuất là gì? Thiết kế chuyền gồm những bước nào?... Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu ngay sau đây!

dây chuyền sản xuất là gì

Dây chuyền sản xuất là gì?

Dây chuyền sản xuất là tập hợp 1 nhóm công nhân, lao động cùng tham gia sản xuất, gia công sản phẩm, có sự hỗ trợ đắc lực của các thiết bị, máy móc và công cụ để sản xuất sản phẩm; tuy nhiên, mỗi người sẽ phụ trách 1 công việc khác nhau, người sau nối tiếp công việc của người trước đó cho đến khi hoàn thành xong 1 sản phẩm hoàn chỉnh, đạt yêu cầu với chất lượng hiệu suất cao, trong thời gian ngắn nhất, với mức chi phí thấp nhất.

Dây chuyền sản xuất thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp như: may mặc, giày da, ô tô, điện tử, dược phẩm, thực phẩm…

Các bước tiến hành thiết kế chuyền

+ Thiết kế chuyền là gì?

Thiết kế dây chuyền sản xuất (gọi tắt là thiết kế chuyền) là quá trình tạo ra 1 hệ thống dây chuyền sản xuất, bao gồm việc lên kế hoạch, thiết kế, triển khai và vận hành các hệ thống sản xuất, trong đó khai thác tối đa tay nghề công nhân cùng kế hoạch sử dụng thiết bị máy móc hợp lý để đạt năng suất và chất lượng cao nhất, đúng hoặc vượt tiến độ đơn hàng, nhưng phải đảm bảo tối ưu hóa thời gian sản xuất và tiết kiệm chi phí.

+ Cơ sở để thiết kế chuyền

Để công tác thiết kế chuyền đảm bảo hiệu quả cần dựa vào các cơ sở:

- Các bước công việc của quy trình may sản phẩm

- Trang thiết bị của xí nghiệp, phân xưởng, nhà máy

- Tay nghề công nhân trên chuyền

- Sản lượng mã hàng của chuyền

- Tổng thời gian hoàn thành 1 sản phẩm và thời gian làm việc trong ngày của công nhân

+ Nguyên tắc thiết kế chuyền

Công tác thiết kế chuyền muốn hợp lý và hiệu quả cần tuân thủ các quy tắc sau:

- Nắm vững tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm, quy trình may và thiết bị sử dụng

- Đo thời gian thực hiện công việc chính xác để ghép công việc hợp lý, hiệu quả

- Tất cả các công đoạn sản xuất trên chuyền phải đảm bảo cân đối về sức làm

- Bố trí công việc hợp lý, chọn đường đi ngắn nhất để rút ngắn thời gian hoàn thành sản phẩm

- Không đưa các công việc có tính chất và yêu cầu khác nhau vào cùng 1 vị trí làm việc

- Trường hợp bố trí chỉ 1 lao động thực hiện công việc trên 2 thiết bị, cần đảm bảo các bước công việc đó phải có tính chất giống nhau trên cùng 1 dạng thiết bị, đồng thời thời gian thực hiện công việc phải ít hơn các công việc khác.

dây chuyền sản xuất là gì

Dây chuyền sản xuất được thiết kế chi tiết và hiệu quả giúp nâng cao hiệu suất và chất lượng công việc

+ Các bước chi tiết

- Viết quy trình may sản phẩm:

Dựa vào sản phẩm mẫu và tài liệu kỹ thuật, cùng kinh nghiệm chuyên môn của người phụ trách để phân tích mẫu, dựa theo trình tự lắp ráp chi tiết và hợp lý của 1 sản phẩm hoàn chỉnh.

- Tính nhịp độ sản xuất*:

Dựa vào tổng thời gian hoàn thành sản phẩm cùng với số công nhân trên chuyền, hoặc sản lượng thực hiện được hàng ngày.

- Ghép công đoạn may:

Dựa vào nhịp độ sản xuất mà tiến hành phân công và ghép công việc sao cho phù hợp với từng vị trí làm việc.

- Tính số lao động*:

Dựa vào nhịp độ sản xuất và thời gian thực hiện từng công đoạn để tính toán số lượng công nhân cho mỗi công đoạn sản xuất hay từng mã hàng tương ứng.

- Tính số thiết bị*:

Dựa vào thời gian thực hiện công đoạn cụ thể trên từng thiết bị để tính toán số thiết bị cần cho mỗi loại sản phẩm, hàng hóa.

- Tính năng suất cho mã hàng và thời gian giao hàng:

Dựa vào thời gian làm việc trong ngày của công nhân cùng thời gian hoàn thành sản phẩm để tính năng suất và thời gian giao hàng cho mã hàng tương ứng.

[Lưu ý: * sẽ được chia sẻ công thức kèm ví dụ cụ thể ở bài viết sau]

+ Chú ý gì khi thiết kế chuyền?

- Khi cân đối lao động, có thể sắp xếp, ghép các công đoạn có quy cách may, đường may

- Các công đoạn phụ có thể được ghép chung với công đoạn chính nếu công đoạn phụ đó có ảnh hưởng trực tiếp đến yêu cầu kỹ thuật của công đoạn chính được ghép

- Nên ghép những công đoạn gần cuối trong chuyền, làm thêm những công đoạn đầu chuyền, để công nhân không có thời gian chết vào những ngày đầu chuyền, đồng thời có thêm hàng dự trữ

- Không để các vị trí làm việc chênh lệch sức làm quá nhiều, ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa và tiến độ sản xuất chung.

Một dây chuyền sản xuất được coi là hiệu quả khi hoàn thành đúng, thậm chí vượt tiến độ đơn hàng, trong thời gian ngắn nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm, đồng thời tiết kiệm chi phí tối đa. Để làm được điều này, sự kết hợp giữa trí óc, sức người và sức máy là cực kỳ cần thiết và quan trọng.

Ms. Công nhân

4.0 (180 đánh giá)
Dây chuyền sản xuất là gì? 6 bước thiết kế chuyền chi tiết và hiệu quả Dây chuyền sản xuất là gì? 6 bước thiết kế chuyền chi tiết và hiệu quả

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 122

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 281

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 134

Đặc biệt lưu ý 7 vấn đề này trước khi phản hồi Job Offer

Đặc biệt lưu ý 7 vấn đề này trước khi phản hồi Job Offer

Vui sướng và trả lời ngay Job Offer từ nhà tuyển dụng được cho là phản xạ tự nhiên và đầu tiên của hầu hết người tìm việc. Tuy nhiên, hành động này có...

04.04.2024 84