Đo thời gian làm việc của công nhân may thế nào?
13.01.2023 2294 hongthuy95
Để đảm bảo hiệu suất và tiến độ, doanh nghiệp tiến hành đo thời gian làm việc của công nhân may. Mục đích đo để làm gì? Đo thế nào? Thời gian làm việc bị tác động bởi những yếu tố gì?... Tất cả sẽ được Vieclamnhamay.vn giải đáp chi tiết ở bài viết này.
Đo thời gian làm việc là gì?
Đo thời gian làm việc được hiểu là xác định xem thời gian cần thiết và nhanh nhất có thể để hoàn thành xong một bước công việc cụ thể trong bao lâu. Định nghĩa này được tạo ra để phân biệt với quy định thời gian làm việc trong ca, áp dụng chung cho nhiều lĩnh vực, ngành nghề, công việc là kéo dài không quá 8h liên tục trong 1 ngày, 48h/tuần…
Đặc thù công việc của công nhân may, các bước công việc được phân chia cụ thể theo quy trình may.
Phân loại thời gian làm việc của công nhân may
Thời gian làm việc của công nhân viên thường được tính theo ca, kéo dài 8h/ngày và có thể tăng ca đảm bảo đúng luật. Ngoài ra, khi đo thời gian làm việc chi tiết, thời gian làm việc ở trường hợp này lại mang một dạng nghĩa khác (như định nghĩa đo thời gian làm việc là gì).
Cụ thể, thời gian làm việc của công nhân may (trong trường hợp cần để hoàn thành xong một bước công việc) được chia ra làm 3 loại:
- Thời gian trực tiếp sản xuất - may sản phẩm
- Thời gian phụ sản xuất, thực hiện các công việc phụ trợ, hỗ trợ cho công việc chính là trực tiếp may sản phẩm, như: cầm, nắm, di chuyển nguyên liệu, bán thành phẩm hay cắt bỏ chỉ thừa khi may xong
- Thời gian ngoài sản xuất, hay còn gọi là thời gian “chết”, thời gian không hoạt động - làm việc của công nhân, dùng nghỉ ngơi khi tan ca hay ăn cơm ca, đi vệ sinh… hoặc gặp các sự cố như máy móc hỏng, mất điện, chờ hàng…
Mục đích của đo thời gian làm việc là gì?
Việc đo nhằm xác định các khoản thời gian cần thiết và nhanh nhất có thể để hoàn thành một bước công việc cụ thể trong quy trình may mang lại nhiều ích lợi cho cả quản lý chuyền may và công nhân may. Cụ thể:
- Biết được thời gian cụ thể hoàn thành công đoạn may là bao lâu => công nhân may tính toán và cân đối công việc; chuyền trưởng đánh giá năng suất làm việc của công nhân để có điều chỉnh phù hợp
- Lập kế hoạch sản xuất chi tiết, bao gồm: số lượng nhân công, thời gian hoàn thành… đảm bảo sản xuất trơn tru và tối ưu nhất
- Nắm được khả năng sản xuất của đội, nhóm, nhà máy, dựa vào thời gian làm việc để hoàn thành một công đoạn may cho đến cả một sản phẩm hoàn chỉnh
- Phát hiện những hiện tượng, cá nhân lãng phí thời gian, gây cản trở hiệu suất làm việc chung của tập thể, từ đó, đưa ra giải pháp điều chỉnh phù hợp để cải tiến.
Thời gian làm việc bị tác động bởi yếu tố nào?
Thời gian làm việc để hoàn thành một công đoạn may cụ thể của mỗi công nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điển hình nhất có thể kể đến như:
- Chất lượng nguyên, phụ liệu: chất lượng tốt hay xấu sẽ tác động đến thời gian xử lý và hoàn thành sản phẩm
- Phương tiện, thiết bị, máy móc làm việc: tân tiến hay thủ công, mới hay cũ, đầy đủ hay thiếu hụt, phù hợp hay chưa…
- Điều kiện làm việc: không gian có thoải mái không, ánh sáng có đủ không, đồng nghiệp có vui vẻ không, đãi ngộ của doanh nghiệp có ổn không… đều sẽ tác động ít nhiều lên thời gian làm việc của công nhân may (gắn link bài cũ)
- Cách bố trí, sắp xếp, điều hành công việc của quản lý: phân chia đội nhóm- công việc đã ổn chưa, thiết kế chuyền và sắp xếp công việc có khoa học không…
- Tâm sinh lý làm việc của công nhân: có thoải mái không, bị bệnh hay con ốm, buồn vì mới xa người thân, khó chịu với đồng nghiệp…
Đo thời gian làm việc bằng cách nào?
Hiện tại, nhiều nhà máy, doanh nghiệp đang áp dụng một trong ba cách đo thời gian làm việc của công nhân may đó là:
- Dùng đồng hồ bấm giờ
- Thống kê từng công đoạn rồi cộng tổng để ra tổng thời gian
- Dùng camera theo dõi
Dù bằng cách nào cũng phải đảm bảo kết quả chính xác!
Để công việc được hoàn thành đúng tiến độ và đạt được chất lượng cao - đo thời gian làm việc để phân chia và căn chỉnh thời gian hoàn thành nhiệm vụ.
Ms. Công nhân