Doanh nghiệp có cần quan tâm đến đời sống công nhân?
08.03.2016 3620 haiyen.tran37
Việt Nam là đất nước có lượng lớn lao động phổ thông. Và lượng lao động hiện đang là công nhân tại các khu công nghiệp, các nhà máy, phân xưởng lớn nhỏ là rất lớn. Cùng tìm hiểu đời sống công nhân hiện nay ra sao và doanh nghiệp đang quan tâm đến đời sống của họ ở mức độ như thế nào nhé!
Đời sống công nhân hiện nay ra sao?
Dạo quanh một vòng quanh các khu công nghiệp để tìm hiểu đời sống của các công nhân tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai. Đây là những nơi tập trung nhiều khu công nghiệp lượng với lượng lao động từ mọi miền đất nước đổ về.
Cuộc sống sau khi tan giờ làm của các công nhân khá tất bật, người tất bật đi đón con, người tranh thủ buổi chợ chiều giá rẻ. Họ chỉ lựa chọn các món thực phẩm rẻ tiền nhất, những loại từ phẩm bị dồn ứ từ cả ngày bán của các chợ khác. Không mong ước được thức ăn tươi ngon, chỉ mong mua được thức ăn giá càng rẻ càng tốt. Bởi đồng lương eo hẹp không cho phép họ có thể tiêu xài thoải mái hơn.
Khảo sát một số công nhân mức lương họ đưa ra khoảng trên dưới 4 triệu đồng. Nếu ai tăng ca thì khoảng được 5 triệu đồng là được nhiều người ngưỡng mộ. Mức lương của công nhân nhìn chung khá thấp so với mức chi tiêu ở các thành phố đắt đỏ.
Không chỉ đồng lương eo hẹp, bữa cơm chiều thiếu chất dinh dưỡng mà áp lực công việc của công nhân cũng không hề nhỏ. Không như trong môi trường văn phòng, công nhân có thể phải đứng liên tục hàng giờ đồng hồ không có ngày nghỉ và sẵn sàng nghe tiếng mắng chửi của đồng nghiệp và quản lý bất cứ lúc nào nếu gặp phải những mâu thuẫn.
Bữa cơm trưa luôn phải đối mặt với các vấn đề ngộ độc thực phẩm, thiếu dinh dưỡng do chế biến mất về sinh, bị cắt bớt tiền ăn thậm tệ với các thực phẩm ôi thiu, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Và thực tế đã có rất nhiều ca ngộ độc thực phẩm từ bếp ăn của các khu công nghiệp. Đời sống công nhân vốn đã khó khăn lại thêm nhiều nguy cơ đe dọa đến sức khỏe và mạng sống của họ.
Các doanh nghiệp quan tâm đến đời sống của công nhân như thế nào?
Về vấn đề mức lương công nhân đã có dấu hiệu khả quan trong vài năm trở lại đây. Khi mức lương đã giao động ở mức từ 4 triệu đồng đến 6 triệu đồng. Một số doanh nghiệp có chế độ ưu đãi tốt với công nhân lành nghề, có bậc thợ cao, làm sản lượng tốt, tăng ca đều đặn. Đây là điều mong mỏi của nhiều công nhân khi họ bán sức lao động của mình mong đổi lại cuộc sống tốt đẹp hơn. Tất nhiên vẫn có rất nhiều doanh nghiệp vẫn có dấu hiệu bóc lột sức lạo động, trả mức lương bèo bọt, nợ lương, chậm lương hay trốn tránh các chế độ bảo hiểm khiến công nhân phải đình công.
Xem thêm: Đời sống công nhân: tiếp tục “bài ca” lương tối thiểu vùng
Một số doanh nghiệp có thêm nhiều ưu đãi cho công nhân lâu năm như có xe đưa đón về quê mỗi dịp lễ tết, thưởng các ngày đặc biệt. Đây là động lực để thúc đẩy sự gắn bó của công nhân lành nghề dành cho doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp có hoạt động công đoàn tốt, gắn kết nhân dân. Họ tổ chức thêm các buổi giao lưu văn nghệ, những đêm ca nhạc miễn phí để làm phong phú thêm đời sống tinh thần vốn đã nghèo nàn do áp lực cuộc sống của những người công nhân vất vả. Hi vọng rằng sẽ ngày càng nhiều doanh nghiệp làm được những điều này và nhiều hơn nữa để đời sống công nhân bớt đi phần nào khó khăn, cực nhọc. Để họ có được năng suất lao động cao hơn, cống hiến được nhiều hơn cho các doanh nghiệp.
Bữa cơm trưa của công nhân thực sự vẫn có nhiều vẫn đề bất cập. Một suất cơm trưa của công nhân trung bình khoảng 15.000 đồng nhưng tiền thực tế để làm ra suất cơm đó chưa đầy một nửa. Đấy là chưa kể những đầu bếp không có lương tâm khi chế biến sơ sài, qua loa khiến tình trạng ngộ độc ngày càng cao hơn. Ảnh nghiêm trọng đến sức khỏe và khả năng lao động của công nhân. Một số doanh nghiệp đã nhận thức được vấn đề này đã nỗ lực cải thiện để bữa cơm công nhân đủ chất và hợp vệ sinh. Nhưng hiện nay đây vẫn chỉ là con số ít.
Quan tâm đến đời sống công nhân – doanh nghiệp là người được lợi!
Làm sao công nhân của thể lao động tốt với một bữa ăn thiếu chất, sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Rõ ràng năng suất lao động của họ sẽ không được như doanh nghiệp mong muốn và kỳ vọng. Làm sao họ có thể gắn bó với những doanh nghiệp hoàn toàn không quan tâm đến quyền lợi mà chỉ chăm chăm khai thác sức lao động và cắt xén càng nhiều càng tốt những khoản phải chi trả cho công nhân. Quyền lợi của công nhân và doanh nghiệp phải song hành. Nếu không thật khó để doanh nghiệp khai thác được tốt nguồn nhân lực, giữ chân được những lao động giỏi, năng suất cao.
Một doanh nghiệp có chế độ ưu đãi tốt, quan tâm đến đời sống công nhân dù chỉ là những điều nhỏ nhất như bữa cơm hay phần quà nhỏ mỗi dịp lễ đặc biệt sẽ tăng thêm sự đoàn kết, tinh thần hăng hái lao động của công nhân. Đây cũng là một trong những lý do nhiều doanh nghiệp chỉ cần tuyển thêm công nhân khi họ mở rộng kinh doanh sản xuất, và có những doanh nghiệp thường xuyên tuyển mới công nhân nhưng vẫn trong tình trạng dẫm chân tại chỗ, thậm chí là sản xuất đình trệ, kinh doanh thô lỗ.
Mong mỏi của công nhân đối với doanh nghiệp!
Những người lao động không có những mong ước quá xa vời, những mức lương cao chót vót. Họ chỉ hi vọng họ được trả lương xứng đáng với sức lao động của mình hay được tăng lương theo định kỳ dù chỉ vài trăm nghìn để đời sống công nhân của họ dễ dàng hơn chút ít.
Họ mong muốn có một bữa cơm trưa ngon lành, đủ chất, hợp về sinh để họ đủ sức khỏe tiếp tục công việc và không phải nơm nướp lo sợ mỗi khi đụng đũa vào mỗi miếng thịt, cọng rau trên suất cơm của mình.
Công đoàn là nơi gắn kết và bảo vệ quyền lợi của công nhân. Hi vọng đây là nơi mà công nhân thực sự có thể nói lên những bức xúc và mong mỏi của mình, bảo vệ quyền lợi thực sự của họ chứ không phải một tổ chức hư danh.
Xem thêm: Lạm phát là gì? Tác động của lạm phát đến đời sống người lao động thu nhập thấp
Tuyencongnhan.vn