ER là gì? Chi tiết bản mô tả công việc nhân viên ER

30.08.2023 18528 bientap

Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ “ER”? Vậy bạn có biết ER là gì? Công việc của nhân viên ER gồm những gì? Nếu bạn vẫn chưa có nhiều thông tin, hãy cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu điều này.

ER là gì? Chi tiết bản mô tả công việc nhân viên ER


Quan hệ nhân viên là một khía cạnh không thể thiếu của bất kỳ công ty hoặc tổ chức nào nếu muốn có thành công lâu dài. Chính vì thế vị trí này trở nên vô cùng quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

ER là gì?

ER là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Employee Relations dịch ra có nghĩa là mối quan hệ nhân viên. Vị trí công việc này thường xuất hiện ở các tập đoàn lớn, với vai trò tạo sự gắn kết giữa người lao động và doanh nghiệp, từ đó phát huy tối đa năng lực cũng như xây dựng lòng trung thành cho  nhân viên. Nhân viên ER trực thuộc quản lý của bộ phận HR và dựa trên chiến lược nhân sự của doanh nghiệp. 

Tại sao cần có vị trí quan hệ nhân viên trong doanh nghiệp?

Về cơ bản, lý do khiến vị trí quan hệ nhân viên trở nên quan trọng  rất đơn giản, đó là một doanh nghiệp không thể hoạt động được nếu không có nhân viên. Thực hiện các chiến lược quan hệ nhân viên là cách hiệu quả nhất giúp  duy trì lực lượng lao động năng động, hài lòng và năng suất. Bằng cách thiết lập các mối quan hệ tích cực và giải quyết nhu cầu, mối quan tâm và nguyện vọng của nhân viên, các tổ chức có thể thúc đẩy một môi trường làm việc lành mạnh góp phần vào sự hài lòng, giữ chân nhân viên và thành công chung của doanh nghiệp. 

er là gì?

Thực tế chứng minh rằng một công ty, tổ chức có mối quan hệ tích cực giữa quản lý và nhân viên của mình có thể mang đến tỷ lệ duy trì sự trung thành và năng suất tổng thể tăng vọt. Cả hai điều này đều có tác động hữu hình đến giá trị của công ty và thực sự đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định sự thành công cho doanh nghiệp, tổ chức đó. 

Cụ thể như doanh nghiệp ưu tiên quan hệ nhân viên cũng tập trung vào việc thúc đẩy hạnh phúc của nhân viên và cân bằng giữa công việc và cuộc sống thông qua việc cung cấp các chương trình hỗ trợ nhân viên,sắp xếp công việc linh hoạt, có các sáng kiến chăm sóc sức khỏe và tạo ra một môi trường làm việc hỗ trợ và hòa nhập, coi trọng sự hòa nhập giữa công việc và cuộc sống và tôn trọng cuộc sống cá nhân của nhân viên. Từ đó tạo động để nhân viên nỗ lực  làm việc thật tốt, cố gắng cống hiến giúp tăng năng cho hoạt động chung của công ty.

Bản mô tả công việc nhân viên ER

Nhiệm vụ chính Công việc cụ thể
Quản lý thực hiện quy định DN
  • Tham gia xây dựng, chỉnh sửa các nội quy, quy định lao động trong doanh nghiệp.
  • Lên kế hoạch tuyên truyền, triển khai thực hiện các nội quy, quy định lao động.
  • Chịu trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện, đảm bảo thực hiện đúng theo thỏa ước lao động tập thể.
Tư vấn thông tin quan hệ lao động
  • Thường xuyên cập nhật những thông tin, quy định mới về quan hệ lao động do nhà nước ban hành.
  • Thông tin, tư vấn các vấn đề về quan hệ lao động cho phòng nhân sự.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền
  • Lên kế hoạch tổ chức các hoạt động tuyên truyền, động viên về quan hệ lao động.
  • Triển khai thực hiện có hiệu quả để góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Tổ chức thi đua, khen thưởng, xử lý vi phạm

  • ​​Lên kế hoạch tổ chức các chương trình thi đua cho các bộ phận trong doanh nghiệp.
  • Định kỳ thực hiện tổng kết, làm đề nghị khen thưởng, tổ chức khen thưởng cho những cá nhân, bộ phận đạt thành tích tốt.
  • Thực hiện việc xử lý vi phạm khi phát hiện những trường hợp vi phạm quan hệ lao động.
Các công việc khác
  • Thông qua kết quả công việc hàng năm, phối hợp với bộ phận lên kế hoạch phát triển doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ bộ phận quản lý vấn đề bảo hiểm của người lao động.
  • Chủ động đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả công việc cho các bộ phận trong doanh nghiệp.
  • Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khi được doanh nghiệp tạo điều kiện.
  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp và làm báo cáo công việc theo quy định.
  • Thực hiện các công việc khác khi có chỉ đạo từ cấp trên.

Những yếu tố cần có đối với một nhân viên ER

Nhân viên ER là vị trí công việc quan tâm  nhân viên theo kiểu chăm sóc hơn là theo dõi . Vì vậy ngoài kiến thức chuyên môn thì những kỹ năng mềm khác cũng cần được trau dồi nếu bạn muốn trở thành một nhân viên ER trong các doanh nghiệp lớn.

- Kiến thức chuyên môn: Những kiến thức về nhân sự và luật lao động là không thể thiếu đối với công việc tư vấn hay đánh giá, xử lý bất kỳ vấn đề nào của nhân viên. Chính vì vậy nhân viên ER cần phải chăm chỉ học hỏi về pháp luật, pháp lý và các kiến thức có liên quan.

- Kỹ năng giao tiếp: Công việc của nhân viên ER thường tiếp xúc với nhiều người, nhiều hoàn cảnh khác nhau. Vì vậy vị trí này không chỉ đòi hỏi một người khéo léo trong giao tiếp mà còn phải biết lắng nghe, chia sẻ, biết vận dụng “nhu” và “cương” đúng thời điểm.

- Có tinh thần trách nhiệm: Khối lượng công việc của vị trí quan hệ nhân viên không quá áp lực nhưng lại khá nhiều vì phải giải quyết những vấn đề từ lớn đến bé khác nhau. Điều này đòi hỏi nhân viên ER phải có trách nhiệm đối với công việc mình làm, không vì đó là một vấn đề nhỏ mà bỏ qua, hay lạm dụng khả năng của bản thân để thực hiện công việc một cách cảm tính.

Qua những nội dung thông tin được chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc đã có cái nhìn cơ bản về vị trí quan hệ nhân viên cũng như vai trò của ER trong doanh nghiệp. Từ đó cũng tìm ra định hướng cho mình nếu muốn theo đuổi công việc này.

Xem thêm: Kỹ sư R&D là gì? Cơ hội việc làm và mức lương kỹ sư R&D hiện nay

Ms.Công nhân

4.0 (710 đánh giá)
ER là gì? Chi tiết bản mô tả công việc nhân viên ER ER là gì? Chi tiết bản mô tả công việc nhân viên ER

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Chi tiết danh mục dụng cụ nghề may: Mô tả - Sử dụng - Bảo quản

Chi tiết danh mục dụng cụ nghề may: Mô tả - Sử dụng - Bảo quản

Nhiều bạn trẻ dự định bắt đầu công việc với nghề may nhưng hoang mang chưa biết sẽ làm việc với những công cụ, dụng cụ nào – cách sử dụng và bảo quản...

04.11.2024 364

[Hay và Hiếm] Tải ngay Tài liệu An toàn lao động ngành giày da

[Hay và Hiếm] Tải ngay Tài liệu An toàn lao động ngành giày da

Mọi lĩnh vực, ngành nghề tổ chức sản xuất, kinh doanh đều yêu cầu đảm bảo an toàn lao động. Ngành giày da với nhu cầu nhân sự cao, số lượng người lao...

28.10.2024 221

Liệt kê danh mục nguyên phụ liệu và hóa chất ngành giày da

Liệt kê danh mục nguyên phụ liệu và hóa chất ngành giày da

Nếu nguyên phụ liệu ngành may là tập hợp vải cùng các phụ kiện khác làm nên sản phẩm hàng may mặc hoàn chỉnh thì nguyên phụ liệu ngành giày da sẽ gồm...

23.10.2024 842

Ghi nhớ 08 Tiêu chuẩn An toàn lao động trong nhà xưởng

Ghi nhớ 08 Tiêu chuẩn An toàn lao động trong nhà xưởng

An toàn lao động là quy định hàng đầu buộc doanh nghiệp lẫn người lao động phải tuân thủ để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và thân thiện, góp phầ...

23.10.2024 461