Gọi tên những bệnh nghề nghiệp khi làm nghề xây dựng

03.07.2024 63 hongthuy95

Công trường luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn lao động cao. Ngoài ra, nhiều tác hại và bệnh nghề nghiệp có thể xảy đến với công nhân - kỹ sư xây dựng khi làm việc liên tục và kéo dài trong môi trường thiếu an toàn. Đó là những bệnh nghề nghiệp gì? Cách phòng tránh bệnh nghề nghiệp cho công nhân xây dựng thế nào? Cùng Vieclamnhamay.vn đi tìm câu trả lời chi tiết nhé!

bệnh nghề nghiệp khi làm nghề xây dựng

Đặc thù công việc ngành xây dựng dễ gây nên bệnh nghề nghiệp

Tính chất công việc yêu cầu người làm nghề xây dựng phải thay đổi địa điểm làm việc liên tục, dù trong phạm vi một công trình hay giữa các công trình với nhau; chưa kể làm việc trong nhà, trong mát với ngoài trời nắng nóng, mưa giông bất chợt - điều kiện lao động thay đổi đột ngột và thường xuyên dễ khiến cơ thể bệnh.

Các công việc nặng nhọc nhưng chưa được cơ giới hóa thi công mà đa phần phải thực hiện thủ công như thi công đất, đổ bê tông, vận chuyển vật liệu, xây - trát trên cao, lặn xuống lòng sâu… cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn.

Môi trường làm việc nhiều bụi bẩn, tiếng ồn, hóa chất… gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động.

Gọi tên những bệnh nghề nghiệp khi làm nghề xây dựng

Mọi yếu tố gây tác dụng có hại lên sức khỏe con người trong quá trình lao động được gọi là tác hại nghề nghiệp. Kết quả tác dụng của những tác hại nghề nghiệp nhất định lên cơ thể con người, làm suy giảm sức khỏe và gây ra các bệnh liên quan thì gọi là bệnh nghề nghiệp.

Mọi ngành nghề, công việc trên thực tế đều ít nhiều gây ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, ở mức độ nặng nhẹ khác nhau. Với ngành xây dựng, đặc thù công việc tiềm ẩn nguy cơ mắc phải những bệnh nghề nghiệp đặc trưng và nghiêm trọng sau:

- Công nhân xây dựng phải làm việc trong điều kiện rung động lớn và thường xuyên, với các thông số được đo đạc có hại đối với cơ thể con người, tiềm ẩn nguy cơ gây ra bệnh đau xương, thấp khớp, nghiêm trọng nhất có thể gây nên những biến đổi bệnh lý khó phục hồi.

- Môi trường làm việc có điều kiện khí hậu không tiện nghi, thời tiết quá nóng hay quá lạnh, lại thay đổi liên tục và đột ngột dễ gây ra các bệnh say nóng, say nắng, cảm lạnh, ngất…

- Tiếp xúc lâu và nhiều với các chất độc hại, chất hóa học kích thích phục vụ cho các công việc sơn trang trí, tẩy gỉ sắt, tẩm gỗ, chống thấm, nhựa đường… gây ra các bệnh nhiễm độc cấp tính, mãn tính hay phồng rộp da.

- Một số công việc đặc biệt yêu cầu công nhân phải làm việc trong điều kiện chịu tác động của các tia phóng xạ, chất phóng xa, tia rơn-ghen gây nên các bệnh về da cấp tính hay mãn tính, bệnh quang tuyến, bệnh rỗ loét.

- Điều kiện làm việc phải tiếp xúc thường xuyên với các tia năng lượng cường độ lớn, như tia hồng ngoại, dòng điện tần số cao; các công việc như hàn điện, hàn hơi… có thể gây nên các bệnh về mắt.

- Làm việc trên miền núi cao hay dưới lòng sâu, giếng chìm, trong điều kiện chênh lệch áp suất cao, hoặc thấp hơn áp suất không khí dễ gây ra sung huyết, thậm chí tử vong.

- Làm việc trong điều kiện phải nhìn căng thẳng trong thời gian dài và thường xuyên, khi ánh sáng không đủ như thi công trong phòng vào ban ngày hay thi công ngoài trời vào ban đêm nhưng không có đèn điện hay ánh sáng khác… gây nên bệnh về mắt, làm giảm thị lực, gây cận thị.

- Tư thế làm việc yêu cầu đứng lâu ở một vị trí, tư thế dễ gây ra bệnh khuếch đại tĩnh mạch, đau thần kinh, thoái hóa xương khớp.

- Điều kiện làm việc có tiếng ồn lớn và thường xuyên, do phải sử dụng các dụng cụ nén khí, gia công cơ khí, đóng cọc, nổ mìn, làm việc bằng máy rung vượt quá mức giới hạn 75dB có thể gây nên bệnh giảm thính lực, điếc…

- Các công việc như nghiền, khoan nổ mìn, khai thác đá, hàn điện, phun sơn, phun cát… phải tiếp xúc thường xuyên với bụi sản xuất, nhất là bụi độc như bụi oxit silic, bụi than, bụi crom, quặng phóng xạ… gây nên các bệnh về hô hấp, bệnh bụi phổi đơn thuần hay bệnh bụi phổi kết hợp với bệnh lao…

bệnh nghề nghiệp của công nhân xây dựng
Môi trường làm việc của nghề xây dựng tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao

Lương ổn nhưng điều kiện làm việc tương đối khắc nghiệt khiến nhiều người e dè dấn thân. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng ngừa và trang bị đầy đủ đồ bảo hộ lao động, nắm rõ và tuân thủ quy định về an toàn lao động trong ngành xây dựng, có chế độ sinh hoạt và ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý… thì chắc chắn tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp với công nhân xây dựng sẽ được giảm thiểu đáng kể.

Ms. Công nhân

4.7 (847 đánh giá)
Gọi tên những bệnh nghề nghiệp khi làm nghề xây dựng Gọi tên những bệnh nghề nghiệp khi làm nghề xây dựng

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Ngành Quản lý và bán hàng siêu thị học trường nào?

Ngành Quản lý và bán hàng siêu thị học trường nào?

Với số lượng siêu thị xuất hiện ngày càng nhiều như hiện nay nên rất cần nguồn nhân lực chuyên ngành có đủ trình độ và kỹ năng nghiệp vụ. Nếu bạn muốn...

25.06.2024 2852

Ngành Quản lý - bán hàng siêu thị là gì? Và 7 thông tin hữu ích cần biết

Ngành Quản lý - bán hàng siêu thị là gì? Và 7 thông tin hữu ích cần biết

Hiện nay, hầu như tỉnh thành nào cũng đều có siêu thị hoạt động với quy mô khá đa dạng. Đặc biệt tại các thành phố đông dân cư, có rất nhiều siêu thị...

25.06.2024 6774

7 Thông tin hữu ích cần biết về ngành Kỹ thuật xây dựng

7 Thông tin hữu ích cần biết về ngành Kỹ thuật xây dựng

Hầu như trường nào đào tạo nhóm ngành liên quan đến xây dựng đều có chuyên ngành Kỹ thuật xây dựng. Bài viết sau đây, Vieclamnhamay.vn sẽ cùng bạn tìm...

21.06.2024 2451

Notes nhanh 45 từ vựng tiếng Anh cần phải có trong CV xin việc

Notes nhanh 45 từ vựng tiếng Anh cần phải có trong CV xin việc

Nhiều vị trí đặc thù trong nhà máy, khu công nghiệp yêu cầu nhân sự phải biết tiếng Anh, từ cơ bản đến nâng cao theo tính chất công việc và ngành nghề...

19.06.2024 95