Hàng loạt lao động Việt Nam bỏ trốn ở Hàn Quốc, Đài Loan và nguy cơ bị “cấm cửa” XKLĐ

14.05.2018 2548 hongthuy95

Hàn QuốcĐài Loan là hai thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) hàng đầu của lao động Việt nhiều năm qua. Tuy nhiên, việc hợp tác tuyển chọn và đưa lao động Việt sang làm việc tại hai quốc gia này đang đứng trước nguy cơ bị “cấm cửa” vì tình trạng người lao động (NLĐ) Việt Nam bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng và cư trú bất hợp pháp không kiểm soát…

hàng loạt lao động việt nam bỏ trốn ở hàn quốc, đài loan và nguy cơ bị cấm cửa xklđ

Việt Nam đứng trước nguy cơ bị "cấm cửa" XKLĐ sang 2 thị trường Hàn Quốc và Đài Loan vì tình trạng NLĐ bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng và cư trú bất hợp pháp tại hai quốc gia này

Tỷ lệ NLĐ Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, Đài Loan khá cao

Thống kê từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội) cho biết, tính đến đầu tháng 4/2018, số lao động Việt Nam bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng và cư trú bất hợp pháp tại thị trường Hàn Quốc khá cao, lên đến 32% (tương đương khoảng 15.000 người); tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Nghệ An, Hà Nội, Hải Dương, Thanh Hóa, Hải Phòng,… ; trong khi các nước khác, dù cũng có lao động bỏ trốn, nhưng tỷ lệ trung bình chỉ vào khoảng 8 - 9%.

Theo đó, thông tin từ phía Hàn Quốc cho biết, trong năm 2018, nếu tỷ lệ này không đáp ứng được mức cam kết thỏa thuận giữa hai bên (tỷ lệ NLĐ Việt cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc không được vượt quá 4% so với mức hai bên cam kết) thì sẽ dừng hẳn việc đưa lao động Việt sang làm việc tại đây. Như vậy, thị trường Hàn Quốc mở rộng hay đóng cửa phụ thuộc hoàn toàn vào việc giảm tỷ lệ lao động Việt Nam bỏ trốn. Tuy nhiên, thời hạn thực hiện cam kết này chỉ còn được tính bằng ngày, bởi biên bản thỏa thuận ký kết chỉ có giá trị trong vòng 2 năm (từ 5/2016-5/2018) trong khi nếu muốn đạt được thỏa thuận, Việt Nam bắt buộc phải nỗ lực đưa khoảng 4.000/ 15.000 lao động hết hợp đồng trở về.

hàng loạt lao động việt nam bỏ trốn ở hàn quốc, đài loan và nguy cơ bị cấm cửa xklđ

Nếu không muốn bị cấm cửa XKLĐ sang thị trường Hàn Quốc, trong tháng 5 này, Việt Nam phải vận động và đưa khoảng 4.000 lao động hết thời hạn hợp đồng về nước

Tại thị trường Đài Loan, tình trạng lao động Việt bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp cũng ở mức báo động. Thống kê năm 2017, cả nước có khoảng trên 26.000 lao động (chiếm trên 10%) bỏ trốn và lao động phi pháp tại nước bạn, chiếm hơn 50% tổng số lao động phi pháp trên khắp Đài Loan; trong đó, tập trung nhiều nhất ở các lao động sắp hết hạn hợp đồng, bỏ trốn ra ngoài và tìm việc làm mới. Do đó, phía cơ quan quản lý lao động Đài Loan cảnh báo: “Nếu tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn và cư trú bất hợp pháp không giảm thì họ sẽ thay thế bằng lao động của một nước khác.”

Vậy nguyên nhân nào khiến lao động Việt phải bỏ trốn, vi phạm hợp đồng?

Bỏ qua những nguyên nhân mang tính tiêu cực, cá nhân hóa như môi trường làm việc khắc nghiệt hay bản thân không thích làm; đa phần lao động Việt quyết định bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng và cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc và Đài Loan chủ yếu bởi các nguyên do sau:

hàng loạt lao động việt nam bỏ trốn ở hàn quốc, đài loan và nguy cơ bị cấm cửa xklđ

Nguyên nhân phổ biến nhất khiến NLĐ Việt Nam bỏ trốn là do ý thức của họ chưa cao, rằng họ muốn ở lại để kiếm thêm thu nhập

  • Ý thức của NLĐ đi XKLĐ chưa cao, rằng họ không/ chưa muốn về nước vì muốn kiếm thêm thu nhập dù đã hết hạn hợp đồng hoặc muốn đổi sang làm việc cho một người chủ khác vì trả lương cao hơn;… mà không biết rằng việc làm này gây hậu quả nghiêm trọng đến bản thân, đất nước và cả những người đồng hương có cùng mong muốn sang đây “lập nghiệp”. (Thống kê cho thấy, tính đến đầu tháng 5/2018, cả nước hiện có khoảng 50.000 lao động trong nước đã học xong tiếng và đang “xếp hàng” để chờ được XKLĐ. Tuy nhiên, nguyện vọng này có nguy cơ bị “đóng cửa” bởi vấn nạn lao động Việt bỏ trốn ở mức cao.)
  • Tồn tại những hành vi “tiếp tay” cho tình trạng bỏ trốn của một số người Việt Nam đồng hương tại Hàn Quốc; gia đình người thân của họ tại Việt Nam; doanh nghiệp nước sở tại “biết luật nhưng lách luật” sẵn sàng thu nhận NLĐ bỏ trốn làm việc tại cơ sở của mình cũng là tác nhân không nhỏ tạo đà để lao động Việt vi phạm hợp đồng về XKLĐ như hiện nay.

Phải chăng, việc họ bỏ trốn cũng một phần do chưa lường hết được hậu quả phải gặp phía trước?

Việc NLĐ XKLĐ theo hợp đồng nhưng cố tình bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng và cư trú bất hợp pháp có nguy cơ gặp phải những hậu quả như sau:

hàng loạt lao động việt nam bỏ trốn ở hàn quốc, đài loan và nguy cơ bị cấm cửa xklđ

NLĐ Việt Nam vi phạm hợp đồng, bỏ trốn ở Hàn Quốc và Đài Loan đối mặt với rất nhiều hậu quả nghiêm trọng 

  • Tự biến bản thân từ một lao động hợp pháp thành phi pháp và phải đối mặt với cuộc sống chui nhủi, sợ sệt, không được bảo hộ, bảo vệ quyền lao động hợp pháp nếu chẳng may bị tai nạn hay rủi ro.
  • Bị truy quét, bị bắt và trục xuất về nước bất cứ lúc nào; bị tước đi cơ hội quay trở lại làm việc hoặc nhập cảnh tại nước đó lần thứ 2 một cách hợp pháp
  • Bị xử phạt, phạt tiền, mất tiền cọc và không được nhận bất cứ một khoản trợ cấp thôi việc nào.
  • Làm mất uy tín của cá nhân, quốc gia và tước đi cơ hội “làm ăn” hợp pháp của chính đồng hương nước nhà.

Vậy hướng đi nào cho Lao động Việt Nam khi hết hạn hợp đồng về nước?

Đứng trước nguy cơ bị “cấm cửa” thị trường Hàn Quốc và Đài Loan, Bộ LĐ - TB & XH đang nỗ lực tìm ra giải pháp hữu hiệu nhất, đẩy nhanh quá trình vận động, tuyên truyền và đưa lao động hết hạn hợp đồng hồi hương, giảm tỷ lệ lao động bỏ trốn xuống mức thỏa thuận. Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra chỉ thực sự khả thi và có hiệu quả khi và chỉ khi đáp ứng đúng nhu cầu và nguyện vọng của chính những NLĐ Việt Nam đang và sẽ manh nha ý định bỏ trốn. Cụ thể:

hàng loạt lao động việt nam bỏ trốn ở hàn quốc, đài loan và nguy cơ bị cấm cửa xklđ

Trong hình là buổi tuyên truyền đăng ký quay trở về nước của lao động Việt hoạt động bất hợp pháp tại Hàn Quốc

  • Nhà nước, Trung tâm lao động ngoài nước phối hợp với các cơ quan, tổ chức ban ngành có liên quan tạo điều kiện để NLĐ có nguyện vọng có cơ hội đi XKLĐ lần thứ 2
  • Khuyến khích NLĐ hết hợp đồng về nước, cam kết giới thiệu việc làm với mức thu nhập cao, phù hợp với kỹ năng đã có trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam
  • Ngoài ra, với lợi thế là lao động hết hợp đồng về nước đã trang bị khá đầy đủ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm làm việc cùng khả năng giao tiếp ngoại ngữ thành thạo, NLĐ Việt hoàn toàn có thể tự tìm kiếm, lựa chọn công việc phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của bản thân thông qua các thông tin tuyển dụng lao động trên những website tuyển dụng chuyên ngành như Tuyencongnhan.vn – website việc làm nhà máy - khu công nghiệp đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam với nhiều công việc phù hợp cùng mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn.

Ms. Công nhân

4.1 (951 đánh giá)
Hàng loạt lao động Việt Nam bỏ trốn ở Hàn Quốc, Đài Loan và nguy cơ bị “cấm cửa” XKLĐ Hàng loạt lao động Việt Nam bỏ trốn ở Hàn Quốc, Đài Loan và nguy cơ bị “cấm cửa” XKLĐ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tết có trở thành “gánh nặng” với công nhân?

Tết có trở thành “gánh nặng” với công nhân?

Mức lương công nhân vốn ngày thường chỉ đủ lo cho cuộc sống gia đình, Tết đến ai cũng mong chờ tiền thưởng từ công ty để trang trải. Ấy vậy mà tình tr...

26.11.2024 594

Thưởng Tết ít ỏi, người lao động không dám về quê ăn Tết

Thưởng Tết ít ỏi, người lao động không dám về quê ăn Tết

Là một trong 8 khoản tiền công nhân có thể được nhận dịp Tết, nhưng một số doanh nghiệp chỉ thưởng khoảng 50.000 - 100.000 đồng khiến người lao động c...

26.11.2024 646

Lịch nghỉ Tết 2025 chính thức cho người lao động

Lịch nghỉ Tết 2025 chính thức cho người lao động

Như thường lệ, Vieclamnhamay.vn tổng hợp thông tin chính thức về lịch nghỉ Tết năm 2025, gồm lịch nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán để Người lao đ...

21.11.2024 591

Chi đến 20 tỷ đưa 42.000 công nhân giày dép đi du lịch Đà Lạt từ tháng 9

Chi đến 20 tỷ đưa 42.000 công nhân giày dép đi du lịch Đà Lạt từ tháng 9

Chia sẻ với truyền thông, đại diện công ty giày dép quy mô lớn tại Đồng Nai xác nhận, doanh nghiệp này đang có kế hoạch đưa 42.000 công nhân của mình...

08.08.2024 435