Học liên thông là gì? Có nên học liên thông để dễ tìm việc?
21.02.2020 1660 vi.vothanh
Sau khi tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, nhiều người lựa chọn liên thông lên bậc cao hơn để mở rộng giá trị tấm bằng. Điều này có thể do yêu cầu công việc cần kỹ năng chuyên sâu hơn hoặc giúp quá trình ứng tuyển được thuận tiện. Vậy cụ thể hình thức học liên thông là gì? Thông tin bằng cấp sẽ như thế nào?
Ngày nay, việc cạnh tranh bằng cấp để tìm kiếm công việc ổn định là chuyện bình thường. Tuy nhiên, một số người vì quá quan trọng chuyện này nên đã vội vàng chọn cách liên thông để nâng cao văn bằng, và rồi kết quả nhận lại không được như những gì họ mong đợi. Nếu bạn cũng đang giữ ý định đó, hãy suy nghĩ thật kỹ và tìm hiểu học liên thông là gì?...

Học liên thông là gì?
Liên thông là hình thức đào tạo giúp những người trình độ, bằng cấp thấp học lên cao để bổ sung kiến thức cho bản thân, đồng thời nhận được tấm bằng giá trị cao hơn hiện tại nhằm đáp ứng nhu cầu của công việc.
Đối tượng và điều kiện học liên thông
Hiện nay, việc học liên thông được chia thành 3 đối tượng:
Đối tượng |
Người đã tốt nghiệp trung cấp muốn học lên cao đẳng |
Người đã tốt nghiệp cao đẳng có nhu cầu học lên đại học |
Người tốt nghiệp trung cấp muốn lên thẳng đại học |
Người học tập ở nước ngoài có văn bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng muốn học lên cao đẳng/ đại học |
Yêu cầu |
- Có thể dự tuyển ngay sau khi tốt nghiệp bằng loại khá - Nếu tốt nghiệp loại trung bình phải có ít nhất một năm làm việc trong chuyên môn đào tạo mới được tham gia thi tuyển liên thông |
Phải có ít nhất 3 năm làm việc gắn với chuyên môn đào tạo mới được tham gia thi tuyển |
Được công nhận văn bằng theo quy định của Bộ Giáo dục |
Phương thức thi tuyển dành cho người học liên thông là gì?
- Người thi tuyển có bằng tốt nghiệp trung cấp, phải tham dự thi tuyển gồm 3 môn: 2 môn học cơ sở và 1 môn học chuyên ngành (hoặc có thể thực hành nghề)
- Người thi tuyển có bằng tốt nghiệp cao đẳng, các môn thi tuyển gồm: 1 môn học cơ sở ngành hoặc môn ngoại ngữ tiếng Anh + môn kiến thức chuyên ngành.
Học liên thông cần thời gian bao lâu?
Thời gian đào tạo liên thông sẽ phụ thuộc vào trình độ, bằng cấp và nhu cầu học lên của mỗi người. Thông thường:
- Liên thông lên cao đẳng: Thời gian từ 1 năm rưỡi đến 2 năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung cấp (cùng ngành đào tạo)
- Liên thông lên đại học:
-
Thời gian từ 2 năm rưỡi đến 4 năm với người có bằng trung cấp (cùng ngành đào tạo)
-
Thời gian từ 1 năm rưỡi đến 2 năm với đối tượng tốt nghiệp cao đẳng (cùng ngành đào tạo)
*Với người muốn liên thông lên bậc cao hơn nhưng khác ngành đào tạo sẽ phải mất thêm thời gian bổ sung kiến thức chuyên ngành và phụ thuộc vào chương trình học từng nơi, rồi mới có thể đăng ký thi tuyển.

2 phương thức đào tạo học liên thông hiện nay
Học liên thông là gì - Học liên thông đại học, cao đẳng như thế nào là nỗi băn khoăn của nhiều người. Hiện nay, ở nước ta có 2 phương thức đào tạo gồm liên thông theo hình thức chính quy và hệ vừa học vừa làm. Trên thực tế, cả hai đều hướng tới mục đích cuối cùng là nâng cao giá trị văn bằng, cụ thể thông tin:
Học liên thông chính quy |
Hệ vừa học vừa làm |
|
Điều kiện tham gia thi tuyển |
Người đã tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng với bất cứ loại hình đào tạo nào |
|
Thời gian dạy |
Chủ yếu giảng dạy trong giờ hành chính |
Ngoài giờ hành chính hoặc các ngày cuối tuần |
Tần suất mở lớp |
- 2 lần/năm - Tần suất thấp nên lượng người đăng ký dồn lại khá đông. |
1 tháng rưỡi đến 2 tháng mở lớp 1 lần. |
Giá trị văn bằng |
- Đều là bằng chính quy, có giá trị như nhau. - Do nhà trường cấp và thông qua Bộ Giáo dục phê duyệt. - Có thể sử dụng để học tiếp lên cao học hoặc thi công chức nhà nước. |
Có nhất thiết phải học liên thông để nâng cao bằng cấp?
Trước đây, quy định bằng tốt nghiệp của mỗi người sẽ được cấp một trong hai loại là chính quy hoặc không chính quy (tại chức, hệ vừa học vừa làm, đào tạo từ xa…) Tuy nhiên, từ 07/2019, hình thức đào tạo “chính quy”, “tại chức”... đã không còn in trực tiếp lên văn bằng. Từ ngày 01/03/2020, những thông tin này sẽ được bổ sung trong phần phụ lục hồ sơ học vấn. Điều này giúp hạn chế phân biệt, chạy theo bằng cấp khi ứng tuyển, làm việc.

Đa phần nhà tuyển dụng hiện nay đều sáng suốt trong việc lựa chọn người giỏi. Hiển nhiên, tấm bằng cũng là yếu tố quan trọng nhưng nó không quyết định được 100% năng lực của ai đó. Chưa hẳn ứng viên từ đại học bước ra sẽ hơn một người tốt nghiệp cao đẳng nhưng nhiều kinh nghiệm.
Tuy vậy, cũng không thể phủ nhận việc nhiều đơn vị yêu cầu bằng cấp khi ứng tuyển (nhất là cơ quan hành chính nhà nước) để làm thước đo năng lực, mức lương hay đặt cách cho những vị trí cấp cao. Do đó, lựa chọn học liên thông hay không là nằm ở định hướng phát triển bản thân mỗi người.

Trước khi quyết định nâng cao tấm bằng của mình, bạn cần xác định mục đích học liên thông là gì, lộ trình như thế nào để tránh lãng phí thời gian. Hiện nay, Vieclamnhamay.vn liên tục tuyển dụng việc làm trong nhà máy - khu công nghiệp. Tùy vào vị trí khác nhau mà mỗi nơi sẽ yêu cầu bằng cấp hay không. Ứng viên quan tâm có thể truy cập vào website để tìm cho mình một công việc phù hợp với trình độ của bản thân.
Vũ Vi