Kiến trúc sư là gì? Bản mô tả công việc của kiến trúc sư

01.11.2022 35499 hongthuy95

Trong điều kiện kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay, nhu cầu ăn, ở, đi lại của con người đang ngày càng nâng cao. Một trong số đó là nhu cầu tìm kiếm kiến trúc sư thiết kế bản vẽ với những kiến trúc độc đáo, tiện nghi, hài hòa và sang trọng. Vậy bạn có biết kiến trúc sư là gì? Công việc của một kiến trúc sư là gì? Mức lương ra sao? Cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu nhé!

Kiến trúc sư là gì? 5+ điều cần biết về công việc kiến trúc sư

Là một trong những ngành nghề hot vài năm trở lại đây, kiến trúc sư có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm ở đa dạng mảng, lĩnh vực với mức thù lao cao. Bên cạnh đó, nếu đủ khả năng và mối quan hệ rộng có thể nhận thêm những dự án ngoài để tăng thu nhập. Hiểu kiến trúc sư là gì và công việc cụ thể của kiến trúc sư là gì sẽ giúp các bạn trẻ bước đầu định hình nhu cầu học hay tìm việc của bản thân.

Kiến trúc sư là gì?

Kiến trúc sư là người chịu trách nhiệm lên ý tưởng, thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc công trình, nội thất, cảnh quan… trên cơ sở đưa ra những giải pháp về công năng, tính thẩm mỹ cũng như những giải pháp kỹ thuật cho các công trình, đảm bảo tạo nên một thiết kế tổng thể có kiến trúc mới lạ và đẹp mắt tại một vùng, khu dân cư, khu công nghiệp hay cảnh quan đô thị… được yêu cầu - đồng thời trực tiếp giám sát và chịu trách nhiệm về quy trình xây dựng công trình thực tế theo đúng bản vẽ, bản kế hoạch đã chốt.

Theo đó, công việc của kiến trúc sự là sử dụng chất xám và sức sáng tạo của bộ não cùng sự khéo léo của đôi tay để tạo nên các bản vẽ cho dự án mới hoặc tái cải tạo, nâng cấp, sửa chữa những dự án cũ theo đúng yêu cầu của khách hàng hoặc chủ đầu tư.


Bản mô tả công việc của kiến trúc sư

Công việc chính của kiến trúc sư là thiết kế bản vẽ. Tuy nhiên, mỗi lĩnh vực thiết kế sẽ có đặc thù và yêu cầu riêng. Thông qua các đơn đặt hàng, các yêu cầu cụ thể, kiến trúc sư bắt đầu vạch ra đề cương kế hoạch cho công việc, từ đó “manh nha” tạo nên những mô hình không gian, hình khối, màu sắc đầu tiên của công trình. Công việc của một kiến trúc sư (theo từng lĩnh vực) sẽ bao gồm:

Nhiệm vụ chính

Công việc cụ thể

Thiết kế quy hoạch

 - Khảo sát thực tế để nắm được hiện trạng xây dựng về: hệ thống đường sá, mạng lưới điện nước, phân bố dân cư, điều kiện sống,…

 - Chụp ảnh, ghi chép và gặp gỡ người dân địa phương, những người có liên quan để trao đổi ý kiến và tìm kiếm ý tưởng

 - Vạch ra đề cương công việc và tiến hành thiết kế: vẽ các mặt bằng, mặt đứng và phối cảnh,…

 - Hoàn thành hồ sơ thiết kế và bảo vệ trước cơ quan chức năng, lãnh đạo, chủ đầu tư,…

 >>>Đây là công việc có quy mô rộng và phức tạp nên thường làm việc theo nhóm

Thiết kế kiến trúc công trình

 - Cũng tương tự như thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc công trình sẽ bao gồm: đi thực địa, vạch đề cương công việc, lên ý tưởng, vẽ hình mẫu, làm việc với các kỹ sư và chuyên gia, hoàn thành hồ sơ thiết kế và bảo vệ trước các bên liên quan

 - Khi công trình được duyệt và tiến hành thi công, kiến trúc sư phải đi giám sát công trình, tức là kiểm tra xem công trình có được thi công đúng với mẫu thiết kế hay không?

 >>>Đây là công việc thể hiện năng lực, tích cách và “gu” thẩm mỹ của "tác giả" nên đề cao tính cá nhân

Thiết kế nội thất

 - Hỏi chuyện, tìm hiểu nhằm nắm được tâm lý, sở thích và nhu cầu của chủ nhà để tìm ra hướng thiết kế, bày trí các vật dụng, thiết bị phù hợp nhất.

 - Thiết kế, lựa chọn và bố trí nội thất bên trong công trình như: bàn ghế, giường, tủ, đèn, trang trí tường, sàn, trần nhà... đảm bảo tính đồng bộ, đẹp mắt, có tính mỹ quan cao

Thiết kế cảnh quan

 - Bao gồm thiết kế cảnh quan phong cảnh, cảnh quan đô thị hay cảnh quan chuyên biệt

 - Thiết kế, lựa chọn và bố trí các hình khối cụ thể vào trong một chỉnh thể hài hòa và đồng nhất như: thảm cỏ, hồ nước, bầu trời, nền đường hay cầu vượt,…

 - Ngoài ra cần có sự ăn ý về kiến thức sinh thái, thực vật học để thiết kế được ăn khớp với môi trường thiên nhiên

Phối hợp với các bên liên quan

  Để đảm bảo tiến độ công việc, độ khả thi của bản thiết kế, tính đồng nhất cao với công trình thực tế, đồng thời không vi phạm tới các luật, quy định về quy hoạch, môi trường - công việc của kiến trúc sư phải phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, gồm:

 - Bộ phận Luật quy hoạch thành phố, bảo vệ môi trường, ngân sách dự án

 - Các chuyên gia đo đạc, tư vấn về bất động sản

 - Kỹ sư xây dựng, quản lý xây dựng...

Giám sát tiến độ thi công công trình

 - Trực tiếp đi hiện trường để giám sát chất lượng và tiến độ thi công

 - Phối hợp với bên quản lý xây dựng, chủ thầu kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ theo kế hoạch các hạng mục xây dựng, đảm bảo đúng yêu cầu về kết cấu, nguyên liệu...

 - Yêu cầu chỉnh sửa hoặc đập đi xây lại nếu phát hiện sai phạm hay gian lận trong thi công

 - Cùng các bên liên quan nghiệm thu tổng thể khi công trình hoàn tất

Viết báo cáo và đề xuất giải pháp xử lý sự cố (nếu có)

 - Viết bản báo cáo tiến độ công việc, đánh giá tình hình và độ khả thi của dự án trình chủ đầu tư, khách hàng 

 - Chỉ định những yêu cầu cụ thể của dự án, cho từng bộ phận, cá nhân liên quan

 - Điều chỉnh các yếu tố ảnh hưởng đến dự án vốn, nhân lực, nguyên vật liệu...

 - Đưa ra kiến nghị và giải pháp khắc phục các lỗi phát sinh nếu có trong quá trình thi công và nghiệm thu công trình

Những công việc khác

 - Ngoài công việc thiết kế là chính, các kiến trúc sư còn tham gia quản lý, giám sát thi công trong suốt thời gian thi công công trình…

 - Tham gia đầy đủ các cuộc họp với các bên liên quan, với khách hàng và tham gia đóng góp ý kiến, chỉnh sửa bản vẽ dựa trên sự thống nhất chung giữa các bên

 - Họ cũng có thể làm nhà nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu khoa học kỹ thuật…

 - Hoặc có thể là nhà thiết kế thời trang, thiết kế bao bì, nhà điêu khắc,…

Kiến trúc sư là gì? 5+ điều cần biết về công việc kiến trúc sư


Tiêu chí tuyển dụng Kiến trúc sư hiện nay

Trên hầu hết các website tuyển dụng việc làm chuyên ngành (như Vieclamnhamay.vn), ứng viên tìm việc kiến trúc sư cần đảm bảo thỏa mãn các tiêu chí sau đây:

- Tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành kiến trúc, xây dựng hoặc các chuyên ngành liên quan

- Tuổi từ 22 đến 55, không phân biệt giới tính

- Sử dụng thành thạo microsoft, phần mềm, công vụ thiết kế như AutoCad, Photoshop, Revit...

- Ưu tiên ứng viên có kinh nghiệm làm việc ở vị trí tương đương

- Kỹ năng giám sát, quản lý, làm việc nhóm

- Gu thẩm mỹ tốt, kỹ năng thuyết trình giỏi

- Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc, có trách nhiệm trong công việc

- Cẩn thận, tỉ mỉ, sáng tạo, nhiệt huyết, linh hoạt, biết ứng biến

- Ưu tiên ứng viên có trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) tốt...


Mức lương Kiến trúc sư hiện nay

Lương kiến trúc sư thuộc hàng tương đối cao tại Việt Nam, dao động trong khoảng từ 7-10 triệu đồng/ tháng, nếu deal lương tốt có thể nhận được mức hàng chục triệu đồng cùng với những đãi ngộ hấp dẫn, chưa kể các khoản thưởng, bồi dưỡng và trợ cấp khác.

Sự chênh lệch về mức lương tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của ứng viên, quy mô doanh nghiệp, địa điểm làm việc, mức độ kiêm nhiệm... Ngoài ra, kiến trúc sư có tay nghề và mối quan hệ rộng có thể nhận thêm các dự án ngoài giúp thu nhập hàng tháng vào hàng khủng.


Tiềm năng tìm việc Kiến trúc sư trên thị trường

Kinh tế phát triển, mức sống tăng cao, nhiều người hiện nay không chỉ muốn ăn ngon, mặc đẹp mà còn thích nhà sang, nhiều tiện nghi, thậm chí có thiết kế độc - lạ - ấn tượng. Vì thế, họ tìm đến Kiến trúc sư hay trung tâm, doanh nghiệp có dịch vụ thiết kế, tư vấn thiết kế công trình, nhà ở. Điều này khiến nhu cầu tuyển kiến trúc sư luôn cao. Các cá nhân đủ thực lực, kinh nghiệm và mối quan hệ cũng có thể tận dụng nhận dự án phù hợp. Như vậy, tiềm năng việc làm kiến trúc sư vô cùng lớn, hấp dẫn nhất trong số những việc làm tuyển dụng ngành kỹ sư.

Kiến trúc sư là gì? 5+ điều cần biết về công việc kiến trúc sư


Tìm việc kiến trúc sư ở đâu uy tín?

Kiến trúc sư là một công việc đòi hỏi nhiều trình độ chuyên môn cao. Vì thế, nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ tìm việc kiến trúc sư uy tín - chất lượng để gửi gắm bệ phóng sự nghiệp thì đừng vội bỏ qua website Vieclamnhamay.vn. Đây là kênh tuyển dụng việc làm chuyên khối nhà máy - khu công nghiệp hàng đầu hiện nay trên toàn quốc.

Nếu bạn đang tìm kiếm việc làm kỹ sư, hãy vào đây để tìm kiếm tin tuyển dụng phù hợp và nộp hồ sơ ứng tuyển online miễn phí.


​Trên đây là định nghĩa Kiến trúc sư là gì Công việc của kiến trúc sư  - Tiêu chí tuyển dụng - Mức lương - Tiềm năng tìm việcVieclamnhamay.vn tổng hợp được. Nếu bạn thích vẽ, có đam mê với hội họa, có khả năng tổ chức cao, có “gu” thẩm mỹ đón đầu xu hướng thì Kiến trúc sư là sự lựa chọn thích hợp nhất để bạn thể hiện mình.

Ms. Công nhân

4.9 (809 đánh giá)
Kiến trúc sư là gì? Bản mô tả công việc của kiến trúc sư Kiến trúc sư là gì? Bản mô tả công việc của kiến trúc sư

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong máy nghiền

Bài học đắt giá về An toàn lao động từ vụ 7 công nhân nhà máy tử nạn trong...

Nhiều người vẫn còn ám ảnh và bàng hoàng sau khi xem qua clip máy nghiền xi măng chuyển động và gây thương vong cho 10 công nhân của một nhà máy sản x...

24.04.2024 60

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Ngành công nghệ ô tô: Học khối gì? Trường nào? Cơ hội nghề nghiệp?

Đối mặt với sự đổi mới liên tục trong công nghệ và sự gia tăng không ngừng về nhu cầu ô tô thông minh và bền vững, nguồn nhân lực trong ngành này đang...

12.04.2024 268

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

Công nhân được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 bao nhiêu ngày và tâm tư ra sao?

30/4 - 1/5 là 1 trong 3 dịp lễ dài ngày có thể có trong năm. Thế nên, nhiều lao động cực kỳ quan tâm đến lịch nghỉ lễ dịp này để lên kế hoạch làm việc...

10.04.2024 326

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Ăn - Ngủ - Đi làm: Vòng xoay nhàm chán của những công nhân nặng mối lo

Khi được hỏi 1 ngày của anh trôi qua thế nào, anh Thanh, công nhân giày da cho hay chỉ quẩn quanh 3 chuyện: ăn - ngủ - đi làm. “Một phần vì mệt, phần...

09.04.2024 170