Kỹ sư xây dựng là gì? 6 giải đáp thú vị về nghề kỹ sư xây dựng
29.09.2022 103456 bientap
Nếu kiến trúc sư là người tạo ra bản vẽ công trình thì kỹ sư xây dựng là người hiện thực hóa bản vẽ đó. Bài viết giới thiệu sau đây, Vieclamnhmay.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu tất tần tật những thông tin công việc kỹ sư xây dựng hiện nay qua bài viết dưới đây.
► Kỹ sư xây dựng là gì?
Kỹ sư xây dựng là người tốt nghiệp Đại học chuyên ngành xây dựng - được cấp bằng Kỹ sư - có khả năng tư vấn, thiết kế, tính toán kết cấu, thi công và quản lý các công trình xây dựng.
Xem thêm: Đôi nét về nghề kỹ sư xây dựng
► Phân loại kỹ sư xây dựng
Tương ứng với từng chuyên ngành đào tạo mà kỹ sư xây dựng được phân thành:
- Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp
- Kỹ sư xây dựng cầu đường
- Kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi
- Kỹ sư xây dựng công trình biển
- Kỹ sư xây dựng đô thị
- Kỹ sư tin học xây dựng
- Kỹ sư vật liệu xây dựng…
► Đặc trưng ngành học và tính chất công việc của kỹ sư xây dựng
- Các chuyên ngành xây dựng đều là khối ngành kỹ thuật nên chương trình học thường khá khô khan, chủ yếu liên quan đến tính toán
- Công việc của kỹ sư xây dựng chủ yếu đi công tác xa nhà nên ngành này rất ít nữ giới thi vào
- Đặc thù công việc ngành xây dựng yêu cầu người làm nghề cần có sức khỏe tốt, ngoài khả năng tính toán - cẩn thận - chịu được áp lực công việc còn phải có kỹ năng giao tiếp và hiểu biết xã hội
- Tính chất công việc nghề xây dựng nhìn chung là không điều độ và ít ổn định
► Kỹ sư xây dựng làm gì?
Tùy thuộc vào vị trí công việc phụ trách mà công việc cụ thể của kỹ sư xây dựng sẽ có sự khác biệt. Để biết kỹ sư xây dựng làm gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:
Có thể bạn quan tâm:
► Yêu cầu về trình độ và kỹ năng của Kỹ sư xây dựng hiện nay
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng
- Biết đọc - bóc tách bản vẽ thiết kế, sử dụng thành thạo các phần mềm liên quan đến thiết kế và xây dựng như AutoCAD, Civil 3D…
- Có kỹ năng quản lý và giám sát dự án
- Có kỹ năng giao tiếp - biết cách phối hợp làm việc nhóm
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề với những sự cố phát sinh và quản lý tiến độ công việc hiệu quả...
Xem thêm: Sổ tay kỹ sư xây dựng – Kinh nghiệm xử lý khi công trình gặp sự cố
► Kỹ sư xây dựng làm việc ở đâu?
Công việc của nghề xây dựng có thể chia thành 3 nhóm:
Nhóm ngoài công trường
|
- Tính chất công việc khó khăn hơn do ảnh hưởng bởi thời tiết mưa nắng hay biến cố công trường - Công việc ít ổn định, di chuyển nhiểu |
• Kỹ sư thi công • Kỹ sư giám sát thi công • Chỉ huy trưởng công trình |
Nhóm trong công xưởng |
- Tính chất công việc đỡ vất vả hơn |
• Kỹ sư giám sát nội bộ • Kỹ sư quản lý chất lượng • Chuyên viên phát triển sản phẩm |
Nhóm trong văn phòng |
- Môi trường làm việc mát mẻ, không cần phải ra ngoài trời nhiều |
• Chuyên viên thiết kế và quản lý kế hoạch dự án • Chuyên viên tư vấn xây dựng • Chuyên viên trắc đạc, khảo sát địa chất • Chuyên viên lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ đấu thầu • Chuyên viên thẩm định chất lượng công trình • Chuyên viên kiểm toán xây dựng • Chuyên viên dự toán… |
Xem thêm: Doanh nghiệp tìm kiếm nhân tài trong hàng ngàn kỹ sư xây dựng
► Kỹ sư xây dựng nhận lương bao nhiêu?
Mức thu nhập của kỹ xư xây dựng hiện nay có sự dao động lớn, tùy thuộc vào vị trí công việc - kinh nghiệm - trình độ chuyên môn cũng như loại hình công ty và loại công trình.
Với sinh viên mới ra trường, mức lương khởi điểm khoảng từ 6 - 8 triệu đồng/ tháng. Kỹ sư đã có kinh nghiệm từ 4 - 5 năm, thu nhập dao động từ 15 đến 30 triệu đồng/ tháng. Còn kỹ sư lành nghề, có thể đảm đương chỉ huy công trình dự án lớn thì mức thu nhập hàng tháng có thể lên đến 40 - 50 triệu đồng.
Những kỹ sư đủ vốn và năng lực mở công ty xây dựng riêng, chắc chắn mức thu nhập sẽ cao hơn nhiều - phụ thuộc vào số lượng và quy mô dự án công trình nhận được.
Trong công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển đất nước hiện nay, xây dựng là ngành đóng vai trò chủ đạo. Do đó, cơ hội việc làm ngành xây dựng là rất nhiều. Nếu bạn yêu thích công việc ngành này, muốn trở thành một kỹ sư xây dựng để có mức thu nhập cao thì hãy tìm hiểu thêm về danh sách các trường có ngành xây dựng trên cả nước.
Ms. Công nhân