“Lạ đời” công ty chỉ tuyển phụ nữ nông thôn tuổi 35 – 40 làm công nhân, ưu tiên nhận sinh viên mới ra trường làm kỹ sư
19.09.2017 3592 bientap
Đây là câu chuyện tuyển dụng nhân sự của công ty ô mai Hồng Lam với mục tiêu “tạo ra sức mạnh chung cho một công ty tài năng chứ không đặt nặng vấn đề tìm người tài”.
Là một nhà khoa học làm kinh doanh, Nguyễn Hồng Lam – chủ sở hữu thương hiệu ô mai Hồng Lam là người có phong cách tuyển dụng nhân sự “khá lạ”: chỉ tuyển phụ nữ nông thôn tuổi 35 – 40 làm công nhân, ưu tiên nhận sinh viên mới ra trường làm kỹ sư. Trong khi phần nhiều các doanh nghiệp khác đều tránh những nhóm nhân sự này.
“Hiện 80% công nhân đang làm việc cho công ty là nữ giới và chúng tôi chỉ tuyển những chị em công nhân trong độ tuổi 35 – 40 tuổi vào làm việc. Với công ty khác, lực lượng công nhân lớn tuổi rất khó đào tạo nhưng với công ty chúng tôi, họ rất thích hợp để làm ô mai. Ở độ tuổi này, họ rất kiên trì với công việc và hầu hết chị em đều đã ổn định gia đình, con cái cũng đã lớn nên luôn chuyên tâm để làm việc” – ông Lam phân tích.
Với vị trí kỹ sư, công ty này cũng ưu tiên chọn những ứng viên mới ra trường – đối tượng thường bị đánh giá là “vừa yếu về kỹ năng, vừa thiếu về kiến thức chuyên môn”. “Trên thực tế thì chẳng có trường nào đạo tạo kỹ sư ra làm ô mai cả nên cho dù họ là kỹ sư ngành nào, tốt nghiệp trường nào thì họ cũng chỉ là “phôi”. Khi vào công ty, họ sẽ được đào tạo, tiếp cận với những mảng kiến thức chung, văn hóa doanh nghiệp của Hồng Lam và sau 1 – 2 năm họ mới làm việc thành thạo được.”
Điều này xuất phát từ mục tiêu của doanh nghiệp này là “không đặt nặng vấn đề tìm người tài mà mong muốn tạo ra sức mạnh chung cho một công ty tài năng” dựa trên sự hiểu biết, kỹ năng, thái độ, hành vi của người lao động.
Không chỉ trong tuyển dụng, công ty này còn áp dụng biện pháp quản lý tối ưu nhân sự ở mọi vị trí. Với loại hình sản xuất – kinh doanh ô mai, thường có sự lệch pha giữa mùa cao điểm tiêu thụ sản phẩm với tính mùa vụ của quả tươi. Trong khi mùa cao điểm của quả tươi là mùa xuân hè thì mua cao điểm của ô mai lại là mùa tết. Như vậy rõ ràng có khoảng cách thời gian giữa mùa hán hàng và mùa quả tươi. Chính vì thế mà công ty Hồng Lam đã tiến hành biện pháp điều chuyển công nhân. Vào mùa vụ quả tươi, họ sẽ làm việc ở phân xưởng chế biến quả tươi, còn vào mùa bán hàng họ sẽ tập trung làm việc ở khâu tinh chế và đóng gói.
Hay với khâu logistics, căn cứ vào tình hình thực tế mà công ty Hồng Lam cũng tiến hành xây dựng bài toán vận chuyển riêng cho từng khu vực. Vì có điểm bán hàng 2 ngày giao 1 lần, 1 lần/ngày, 2 lần/ngày… nên công ty tổ chức quản lý – chăm sóc 2 chiều giữa nhân viên của công ty và quản lý của cửa hàng để tối ưu số lần giao nhận hàng.
Xem thêm: Chai nước uống cạn và bài học cuộc sống từ người Nhật
Ms.Công nhân