Làm sao để vượt qua những “chiếc bẫy” của nhà tuyển dụng?
06.02.2017 4528 ungvien
Trong quá trình phỏng vấn, nhà tuyển dụng có thể đặt ra những tình huống “bẫy” để “xoay” ứng viên. Để vượt qua những tình huống ấy, ứng viên phải thể hiện là người có cách ứng xử khéo léo và thông minh. Vieclamnhamay.vn xin chia sẻ một vài tình huống “bẫy” tiêu biểu và cách ứng xử để các bạn tham khảo.
Đặt câu hỏi không rõ ràng
Khi trả lời bất cứ câu hỏi nào của nhà tuyển dụng, ứng viên phải lưu ý hai điều, một là trả lời đúng trọng tâm câu hỏi, hai là trả lời ngắn gọn và ấn tượng. Tuy nhiên, đôi khi nhà tuyển dụng chủ định hỏi những câu hỏi không rõ ràng. Trong những tình huống này, sẽ không có vấn đề trọng tâm cụ thể nào trong câu hỏi của nhà tuyển dụng mà điều quan trọng là họ muốn xem cách phản ứng của ứng viên như thế nào. Ứng viên có thể đưa ra một nhận xét dí dỏm nào đó về câu hỏi của nhà tuyển dụng và sau đó khéo léo “lái” câu hỏi sang một chủ đề khác có liên quan mà bạn am hiểu.
Người phỏng vấn “im lặng”
Ảnh nguồn Internet
Trong quá trình phỏng vấn, có thể là vô tình hoặc hữu ý, ứng viên đã trả lời xong câu hỏi và đang đợi câu hỏi khác nhưng người phỏng vấn thì vẫn im lặng và quan sát, kiểu như muốn nghe ứng viên nói tiếp.
Nhiều bạn ứng viên đã tỏ ra “luống cuống” trong những tình huống này và tiếp tục trả lời câu hỏi với những thông tin lan man, trùng lặp. Với tình huống này, bạn phải thực sự bình tĩnh và đáp lại ánh nhìn của người phỏng vấn với ánh mắt thân thiện. Nếu người phỏng vấn giữ im lặng quá lâu, bạn có thể lên tiếng thông cáo đã trả lời xong câu hỏi và hỏi người phỏng vấn còn vấn đề gì muốn biết nữa không.
Tỏ ra thân thiết để ứng viên tự nói ra dự định cá nhân
Những nhà phỏng vấn chuyên nghiệp luôn biết cách tạo ra những bầu không khí thân mật, vui vẻ để ứng viên tự nói ra dự định cá nhân. Vì thế mà ứng viên cần tỏ ra thân thiện, cởi mở “vừa phải” và tỉnh táo trong những bầu không khí như vậy.
Tìm hiểu thêm: 5 lưu ý khi phỏng vấn xin việc ứng viên cần biết
Ảnh nguồn Internet
Có thể bạn chủ định xin việc ở công ty này để học hỏi kinh nghiệm để sau này xin làm việc cho một công ty khác lớn hơn. Tuy nhiên, bạn cần phải giữ ý định này cho riêng mình và đừng vì vài giây “không kiểm soát” mà nói ra cho người phỏng vấn biết. Bởi chắc chắn, khi biết ý định đó, nhà tuyển dụng sẽ không chọn ứng viên như bạn.
Tỏ vẻ thích nghe bạn nói
Đây là một cái “bẫy” mà những ứng viên có thói quen nói nhiều rất dễ bị “sập”. Sau khi đưa ra câu hỏi, người phỏng vấn sẽ tỏ vẻ thích thú nghe bạn nói, thỉnh thoảng họ sẽ gật đầu hay xen vào những từ “à, ừ”… Thế là ứng viên sẽ nói một cách hăng say, lan man không có điểm dừng.
Tuy nhiên, người phỏng vấn sẽ đánh giá ứng viên là người không biết cách hoạch định công việc. Vì thế mà ứng viên cần trả lời những câu hỏi của người phỏng vấn một cách ngắn gọn, rõ ràng nhất. Nếu họ yêu cầu trình bày chi tiết, ứng viên có thể trình bày dài hơn nhưng không được vòng vo.
Ảnh nguồn Internet
Khiêu khích ứng viên
Có khi, trong quá trình ứng viên trả lời câu hỏi, người phỏng vấn sẽ cắt ngang lời của ứng viên và đưa ra câu hỏi: “Xin lỗi, tôi có cảm giác bạn là người hay hút thuốc. Bạn có thường hút thuốc trong giờ làm việc không?”
Với dạng câu hỏi này, người phỏng vấn đang muốn kiểm tra khả năng kiềm chế của ứng viên. Nếu bạn không hút thuốc thì bình tĩnh trả lời và thể hiện quan điểm của mình. Còn nếu bạn có hút thuốc thì bạn nên cho người phỏng vấn bạn chỉ hút thuốc khi nào và ở những nơi nào.
Xem thêm: 4 kinh nghiệm phỏng vấn xin việc “xương máu” ứng viên cần biết
Ms. Công nhân