Mẫu bảng chấm công và 3 phương pháp chấm công kế toán tiền lương cần biết
08.04.2019 5290 bientap
Bảng chấm công là biểu mẫu dùng để theo dõi ngày công làm việc thực tế - nghỉ việc - nghỉ hưởng BHXH… của người lao động, làm căn cứ để trả lương và quản lý lao động trong doanh nghiệp. Bài viết này, Vieclamnhamay.vn xin chia sẻ mẫu bảng chấm công và các phương pháp chấm công được áp dụng hiện nay để các bạn ứng viên tìm việc kế toán có thể tham khảo.
►Mẫu bảng chấm công theo Thông tư 200
Chế độ kế toán theo Thông tư 200 là chế độ kế toán áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp với nhiều cấp độ quy mô khác nhau. Cho nên dù là doanh nghiệp lớn hàng nghìn nhân sự hay công ty siêu nhỏ cũng có thể áp dụng mẫu bảng chấm công theo thông tư 200.
Thường thì mỗi bộ phận sẽ có riêng một bảng chấm công, với mẫu bảng chấm công này:
+ Cột A: ghi số thứ tự
+ Cột B: ghi họ tên từng nhân viên của bộ phận
+ Cột C: ghi cấp bậc – chức vụ hoặc ngạch lương tương ứng
+ Cột 1 – 31: ghi các ngày trong tháng
+ Cột 32: ghi tổng số công hưởng lương sản phẩm của từng nhân viên
+ Cột 33: ghi tổng số công hưởng lương thời gian của từng nhân viên
+ Cột 34: ghi tổng số công nghỉ việc hoặc ngừng việc hưởng 100% lương
+ Cột 35: ghi tổng số công nghỉ việc và ngừng việc hưởng các tỷ lệ % lương
+ Cột 36: ghi tổng số công nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội của từng nhân viên
Cuối tháng, người phụ trách chấm công của các bộ phận sẽ chuyển bảng chấm công và các chứng từ liên quan: giấy xác nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội… về cho bộ phận kế toán để thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu để tính công thực tế rồi quy ra lương và bảo hiểm xã hội cho người lao động. Kế toán tiền lương sẽ căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng nhân viên để tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng – ghi vào các cột 32, 33, 34, 35.
Xem chi tiết và download mẫu bảng chấm công theo TT 200 (File Word): Tại đây
Xem chi tiết và download mẫu bảng chấm công theo TT 200 (File Excel): Tại đây
►Mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 200
Với trường hợp người lao động làm thêm giờ thì cần áp dụng một mẫu bảng chấm công khác:
Trong bảng này:
+ Cột 32: ghi tổng giờ làm thêm của ngày làm việc bình thường
+ Cột 33: ghi tổng giờ làm thêm của ngày thứ 7, chủ nhật
+ Cột 34: ghi tổng giờ làm thêm ngày lễ tết
+ Cột 35: ghi tổng giờ làm thêm làm vào ban đêm
Xem chi tiết và download mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo TT 200 (File Word): Tại đây
Xem chi tiết và download mẫu bảng chấm công làm thêm giờ theo TT 200 (File Excel): Tại đây
►3 Phương pháp chấm công
Tùy thuộc vào điều kiện làm việc và trình độ kế toán tại mỗi đơn vị mà có thể áp dụng 1 trong 3 phương pháp chấm công sau:
+ Chấm công ngày: mỗi ngày người lao động làm việc sẽ dùng 1 ký hiệu để chấm công cho ngày làm việc đó.
+ Chấm công theo giờ: mỗi ngày ghi số giờ người lao động làm việc theo ký hiệu tương ứng.
+ Chấm công nghỉ bù: phương pháp này áp dụng cho trường hợp người lao động làm thêm giờ hưởng lương thời gian - nhưng không thanh toán lương làm thêm.
Với bài viết được chia sẻ trên đây, Vieclamnhamay.vn mong rằng đã giúp bạn biết được mẫu bảng chấm công gồm những nội dung gì và có những phương pháp chấm công nào được áp dụng hiện nay.
Ms. Công nhân