Mũ bảo hộ lao động là gì? Cập nhật 7 điều độc đáo công nhân nên biết

09.08.2022 1721 hongthuy95

Một số công việc đặc thù trong nhà máy - khu công nghiệp hay trên công trường quy định đội mũ bảo hộ. Vậy mũ bảo hộ lao động là gì? Tại sao phải đội mũ bảo hộ lao động? Có những loại mũ bảo hộ lao động nào? Nếu chưa có nhiều thông tin, cùng Vieclamnhamay.vn tìm hiểu nhé!

mũ bảo hộ lao động là gì

Bạn có biết mũ bảo hộ lao động là gì? Có những loại mũ bảo hộ lao động nào?

 

Không phải mọi mũ bảo hộ đều giống nhau và được dùng chung cho tất cả các ngành nghề, công việc. Hiểu mũ bảo hộ lao động là gì và các loại mũ bảo hộ lao động thông dụng giúp doanh nghiệp và người lao động lựa chọn đúng loại mũ, đảm bảo an toàn lao động trong công việc.

Mũ bảo hộ lao động là gì?

Mũ bảo hộ lao động là loại mũ/nón bảo vệ phần đầu cho công nhân, kỹ sư, thợ làm các công việc đặc thù khỏi những tác nhân gây thương tích đầu do va đập hoặc giữ cố định phần tóc (không rủ xuống che mắt nhìn, không rớt vào thành phẩm khi rụng, không xoắn vào máy móc, thiết bị khác…) đảm bảo chất lượng công việc trong giờ làm.

Mũ bảo hộ lao động được đánh giá là 1 trong những vật dụng quan trọng nhất trong danh sách đồ bảo hộ lao động của công nhân. Tùy vào từng công việc, tính chất công việc mà mỗi ngành nghề, vị trí sẽ quy định loại mũ bảo hộ lao động khác nhau về mẫu mã, hình dáng, kích thước, chất liệu, công năng…

Danh mục đồ bảo hộ lao động cho công nhân - kỹ sư lao động

Tại sao phải đội mũ bảo hộ lao động?

Như đã nhắc đến ở phần “Mũ bảo hộ lao động là gì?”, việc trang bị mũ bảo hộ lao động giúp:

- Tránh hoặc làm giảm hậu quả thương tích đầu do va đập bởi các vật cứng

- Giữ cố định phần tóc bên trong, đảm bảo không che mắt nhìn hay rơi rớt vào thành phẩm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu suất công việc

- Giúp che nắng, mưa, khói bụi… hạn chế được một số bệnh phổ biến theo mùa

Ngoài ra, còn:

- Phân biệt và nhận diện công việc giữa các đội, nhóm, ngành nghề, vị trí chức vụ...

- Tạo sự đồng bộ, thể hiện sự chuyên nghiệp, gây ấn tượng với khách hàng

- …

Các loại mũ bảo hộ lao động thông dụng nhất

Có nhiều tiêu chí phân loại mũ bảo hộ lao động nhưng phổ biến và cần thiết nhất là:

+ Phân loại theo chất liệu

Có:

- Mũ bảo hộ lao động bằng vải: 

Thường được làm bằng vải mềm, tạo cảm giác thông thoáng, dễ chịu khi đội đầu. Loại mũ này thường phù hợp với những công nhân làm việc trong ngành may mặc, chế biến, đầu bếp, bảo vệ,... Các loại mũ vải được thiết kế đa dạng kiểu dáng, phù hợp với tính chất nghề nghiệp riêng biệt. Tuy nhiên, nhìn chung đều sử dụng chất liệu vải kaki, vải dù dễ ủi, đơn giản.

- Mũ bảo hộ lao động bằng nhựa:

Thường được sử dụng bảo vệ cho người lao động khỏi các vật rơi xuống đầu. Cấu tạo bao gồm: Vỏ mũ bảo hiểm, lớp lót bên trong, quai, vành mũ ngắn, rộng tùy thuộc vào công việc công nhân sử dụng. Mũ được làm bằng nhựa ABE, ABF, PE, HDPE,... Lớp lót bên trong lại được làm bằng chất liệu bền chắc, có mút đệm êm ái. Mũ có nhiều màu sắc khác nhau, dùng để phân biệt những đối tượng khác nhau.

- Mũ bảo hộ lao động dạng cối:

Đây là loại mũ cối sử dụng trong quân đội. Được sản xuất bằng chất liệu nhựa tổng hợp hay bột giấy ép, giấy bồi, nên mũ cối có khả năng chịu va đập lớn, chịu được nước, hạn chế ẩm mốc, mụn mủn. Mũ có màu xanh - màu áo bộ đội cổ điển, vải bên ngoài làm bằng kaki bền cứng, khó rách và đâm thủng. Vì những đặc điểm này nên mũ cối được sử dụng rộng rãi trong những ngành sản xuất.

mũ bảo hộ lao động là gì

Mũ bảo hộ lao động bằng nhựa cho công nhân xây dựng
mũ bảo hộ lao động là gì

Mũ bảo hộ lao động bằng vải cho công nhân nhà máy may

+ Phân loại theo đối tượng đội

- Mũ bảo hộ lao động cho công nhân nhà máy (ngành dệt may, da giày, thực phẩm…)

- Mũ bảo hộ lao động cho công nhân xây dựng, kỹ sư công trình

- …

+ Phân loại theo kiểu dáng

- Mũ bảo hộ lao động dạng trùm đầu, bằng vải, hình tròn, không lưỡi

- Mũ bảo hộ lao động trùm đầu có lưỡi trai

- Mũ bảo hộ lao động bằng nhựa có quay và khung sườn lót bên trong ôm sát phần đầu

>>>Nhìn chung, mũ bảo hộ lao động dạng vải dùng nhiều trong các ngành công nghiệp nhẹ, được công nhân các ngành dệt may, da giày, chế biến thực phẩm đông lạnh, bảo vệ… tin dùng – còn mũ bảo hộ lao động bằng nhựa dùng nhiều trong các ngành công nghiệp nặng, được công nhân công trường hay thợ cơ khí, kỹ sư ngành điện... ưa dùng.

Cấu tạo của mũ bảo hộ lao động như thế nào?

Mũ bảo hộ lao động bao gồm những bộ phận như sau:

- Vỏ mũ: Vỏ mũ được làm bằng chất liệu nhựa có độ bền cao như PE, PP,... Rãnh hai bên được thiết kế để lắp các thiết bị khác như mặt nạ hàn, mặt nạ bảo hộ, chụp tai chống ồn,... Còn bao quanh mũ là các đường rãnh để thoát nước, ngăn nước chảy vào cơ thể.

- Đai mũ: Đai mũ gồm 6 đai làm bằng nhựa tổng hợp, hỗ trợ tăng cường trạng thái cân bằng, độ an toàn cho công nhân. Chúng dễ dàng thay mới và vệ sinh khi cần. Núm vặn điều chỉnh phía sau, phù hợp với từng người sử dụng.

- Quai mũ: Làm bằng vải sợi mềm, dễ dàng điều chỉnh độ ngắn dài phù hợp và gắn tương đối chắc chắn vào vỏ mũ một cách an toàn.

Tiêu chuẩn chọn mũ bảo hộ lao động cho công nhân

- Phù hợp với tính chất và đặc thù công việc để đảm bảo an toàn

- Vừa vặn với kích thước đầu

- Nhẹ nhưng chắc chắn

- Mang lại sự thoải mái nhưng an toàn tối đa

Hướng dẫn sử dụng mũ bảo hộ lao động an toàn, chuẩn nhất

Để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc, công nhân nên tuân thủ hướng dẫn sử dụng mũ bảo hộ lao động an toàn, chuẩn nhất phải kể đến như sau:

- Thường xuyên kiểm tra mũ bảo hộ lao động về chất lượng trước mỗi ca làm việc.

- Mỗi lần công nhân muốn thêm bất kỳ phụ kiện nào cũng nên tham khảo ý kiến của chuyên gia, người có kiến thức trình độ về mũ bảo hộ lao động.

- Thường xuyên kiểm tra miếng thấm hút mồ hôi, đảm bảo thoải mái và không gây ra sự bất tiện trong quá trình sử dụng.

- Cần điều chỉnh quai mũ và núm vặn một cách vừa vặn, thoải mái để mũ ôm sát đầu, không quá chật cũng không quá lỏng.

- Không được quấn dây mũ lên vành hoặc đính lên mũ bảo hộ lao động. Công nhân không nên đội thêm bất kỳ loại mũ nào ở bên dưới mũ bảo hộ lao động để tránh khó đeo quai.

- Khi vỏ hoặc quai đeo bị hỏng, người lao động nên thay mới mũ.

Phân biệt chức vụ qua màu mũ bảo hộ lao động

Tại sao mũ bảo hộ công trình xây dựng lại có nhiều màu sắc khác nhau? Thực tế, mỗi màu sắc mũ bảo hộ lao động sẽ thể hiện một chức vụ, vị trí công việc khác nhau trong một bộ phận. Vieclamnhamay.vn có thể tổng hợp cụ thể như sau:

- Màu trắng: Thường được sử dụng cho những người quản lý cấp cao như đốc công, giám sát công trình, kỹ sư, người có chuyên môn cao,...

- Màu vàng: Mũ màu này thường được phần lớn công nhân lao động, người không hoặc ít kinh nghiệm làm việc sử dụng, chẳng hạn như công nhân tại các công trình xây dựng, công nhân vệ sinh môi trường,...

- Màu xanh dương: Sử dụng cho những công nhân làm trong các ngành kỹ thuật như công nhân kỹ thuật sửa chữa điện,...

- Màu xám: Thông thường, các vị khách đến thăm công trình sẽ đội mũ màu xám.

- Màu cam: Là những người làm việc trong ngành đường bộ hoặc giám sát điện.

- Màu xanh lá cây: Phù hợp cho các thanh tra giám sát về độ an toàn lao động của nhà máy, xí nghiệp. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể sử dụng cho những công nhân đang tập sự hoặc mới vào làm việc.

- Màu đỏ: Dành cho những người quản lý của dự án hoặc phụ trách trong công việc cứu hỏa, phòng cháy chữa cháy.

- Màu nâu: Phù hợp cho những người thợ hàn xì, làm việc trong môi trường nhiệt lượng cao.

- Màu hồng: Trang bị cho những công nhân quên mang theo mũ hoặc bị mất.

Không phải công việc hay vị trí nào cũng được trang bị mũ bảo hộ lao động. Trường hợp có, công nhân viên cần đội mũ bảo hộ khi làm việc để vừa tuân thủ quy định, vừa tự bảo vệ an toàn phần đầu cho bản thân, hạn chế tối đa những va đập hay tác động không tốt từ môi trường làm việc, đảm bảo hiệu quả và chất lượng công việc...

Ms. Công nhân

4.8 (868 đánh giá)
Mũ bảo hộ lao động là gì? Cập nhật 7 điều độc đáo công nhân nên biết Mũ bảo hộ lao động là gì? Cập nhật 7 điều độc đáo công nhân nên biết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Làm việc thời vụ là gì? Tìm việc làm thời vụ Tết ở đâu?

Làm việc thời vụ là gì? Tìm việc làm thời vụ Tết ở đâu?

Hiện không ít lao động chọn làm việc thời vụ vì nhiều lý do và ích lợi mà công việc đó mang lại. Như thế nào là làm việc thời vụ? Tại sao nhiều người...

21.11.2024 885

Thưởng Tết và 8 vấn đề công nhân - người lao động cần biết

Thưởng Tết và 8 vấn đề công nhân - người lao động cần biết

Cuối năm là thời điểm mong đợi nhất của hầu hết người lao động, nhất là công nhân nhà máy vì sắp được nhận một khoản tiền thưởng Tết - được nghỉ dài n...

21.11.2024 8948

Nôn nao đợi nhận 8 khoản TIỀN công nhân có thể có dịp Tết

Nôn nao đợi nhận 8 khoản TIỀN công nhân có thể có dịp Tết

Không chỉ tiền lương cơ bản, cố định hàng tháng, dịp Tết, nhiều công nhân có mức tổng thu nhập trên dưới chục triệu đồng từ nhiều khoản chi trả liên q...

20.11.2024 636

Quy định về thời gian nghỉ và cách tính lương ngày lễ, Tết cho người lao động

Quy định về thời gian nghỉ và cách tính lương ngày lễ, Tết cho người lao độ...

Đặc thù công việc của một số ngành nghề khiến doanh nghiệp sắp xếp cho người lao động (NLĐ) làm việc ngoài ca làm chính, thậm chí là trong các ngày lễ...

20.11.2024 9996