Ngành thiết kế và 7 sự thật không phải học viên nào cũng biết
20.02.2019 1494 bientap
Sáng tạo – thú vị là những tính từ thường được nhiều người sử dụng để nói về ngành thiết kế đồ họa. Tạm bỏ qua khía cạnh đó, trong bài viết được chia sẻ sau đây, Vieclamnhamay.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu 7 sự thật về ngành thiết kế mà không phải học viên nào cũng biết.

► Mức phí trung bình cho 4 năm học thiết kế là bao nhiêu?
Nếu theo học ngành thiết kế đồ họa hệ Đại học trong 4 năm, bạn sẽ tốn trung bình khoảng 300 triệu đồng cho các chi phí sau đây:
Học phí |
20.000.000 đồng/ năm |
80.000.000 đồng/ 4 năm |
Ăn ở |
3.000.000 đồng/ tháng => 30.000.000 đồng/ năm |
120.000.000 đồng/ 4 năm |
Đi lại |
500.000 đồng/ tháng => 5.000.000 đồng/ năm |
20.000.000 đồng/ 4 năm |
Đồ án, dụng cụ |
5.000.000 đồng/ năm |
20.000.000 đồng/ 4 năm Đồ án tốt nghiệp: 10.000.000 đồng |
Laptop |
|
20.000.000 đồng |
Học thêm |
2.500.000 đồng/ năm |
10.000.000 đồng/ 4 năm |
Phụ phí |
5.000.000 đồng/ năm |
20.000.000 đồng/ 4 năm |
► Quy luật 80/20 trong học thiết kế
Tại Việt Nam, chương trình đào tạo ngành thiết kế đồ họa với 80% thời lượng dành cho việc học kiến thức mỹ thuật, các kỹ thuật với đôi bàn tay và 20% dành cho phát triển tư duy – ý tưởng…, gần như không được học cách để làm việc với tình yêu (con tim).
Điều này ngược với mô hình đào tạo của nước ngoài. Người học trước hết được học cách hiểu và yêu thích lĩnh vực họ theo đuổi; kế đến là học cách tư duy – suy nghĩ để giải quyết vấn đề trong khoảng 80% thời lượng chương trình và cuối cùng là 20% thời gian học cách sử dụng công cụ và các khía cạnh kỹ thuật.
Quy luật 80/20 này cũng chỉ ra rằng: có 80% loại công việc chỉ tạo ra 20% giá trị và ngược lại có 20% công việc tạo ra được 80% giá trị. Như vậy mô hình đào tạo ngành thiết kế ở Việt Nam mới chỉ đáp ứng được những loại công việc tạo ra 20% giá trị.
► 7 Yếu tố của thiết kế
Các sản phẩm của thiết kế đồ họa được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ hình ảnh, bao gồm 7 yếu tố được xem là “bảng chữ cái” thiết kế:
- Điểm
- Đường nét
- Mảng
- Hình khối
- Màu sắc
- Sắc độ
- Chất liệu
► “Ngữ pháp” thiết kế
Nếu ngôn ngữ chữ viết có ngữ pháp riêng thì ngôn ngữ hình ảnh cũng vậy. Các nguyên tắc sử dụng trong thiết kế chính là “ngữ pháp” thiết kế:
► Học thiết kế không phải là học cách sử dụng các phần mềm
Thực tế có không ít bạn nghĩ rằng: học thiết kế là học cách sử dụng các phần mềm chuyên dụng như: Photoshop, Illustrator, Indesign, CorelDraw… Bản chất là học các phần mềm không giúp bạn trở thành các nhà thiết kế, nó chỉ là công cụ giúp chúng ta tạo ra các yếu tố của thiết kế nhanh hơn mà thôi.
► Ngành thiết kế ở Việt Nam đang bị lãng phí chất xám
Hàng năm có khoảng 2.000 sinh viên tốt nghiệp từ khoảng 30 trường thiết kế trên cả nước. Hãy thử làm một phép tính về thời gian sinh viên làm đồ án tốt nghiệp:
Và mỗi giảng viên sẽ phụ trách hướng dẫn cho 5 sinh viên làm đồ án, tương ứng với 2.000 sinh viên sẽ cần 400 giảng viên:
Nhưng thực tế là đa phần các đồ án tốt nghiệp ngành thiết kế đồ họa đều không phải là dự án thực tế và cũng rất khó để đưa vào ứng dụng trong thực tế nên mỗi năm, chúng ta đã lãng phí 648.000 giờ lao động của 2.400 con người, do các giá trị tạo ra không thể sử dụng được.
► Thiết kế là nghề cạnh tranh
Theo một thống kê, hàng năm 100% sinh viên thiết kế ra trường – sẽ có 26,2% sinh viên thất nghiệp – 73,8% sinh viên kiếm được việc làm. Trong số này, chỉ có 19% sinh viên làm việc theo đúng ngành nghề đã học và sau một thời gian, chỉ còn khoảng 5% sinh viên làm được việc và theo nghề. Như vậy với số lượng 2.000 sinh viên thiết kế tốt nghiệp mỗi năm – chỉ có 100 sinh viên theo được nghề lâu dài.
Nếu đã quyết định chọn ngành này để theo học và mong muốn ra trường tìm được một việc làm thiết kế tốt, bản thân mỗi sinh viên chuyên ngành cần tìm hiểu ngành học và nghề thật kỹ càng để có những bước chuẩn bị cần thiết. Mong rằng những chia sẻ về “Ngành thiết kế và 7 sự thật không phải học viên nào cũng biết” trên đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho bạn.
Ms. Công nhân
(Thông tin nguồn sách “Tư duy thiết kế - Những điều bạn chưa bao giờ biết về thiết kế”)