“Nhà máy thông minh” – nỗi trăn trở của những ngành nhiều lao động

25.09.2017 2375 bientap

Sự xuất hiện của những nhà máy thông minh với trí tuệ nhân tạo, robot, internet không chỉ giúp tăng năng suất lao động mà còn rút ngắn chu kỳ sản phẩm. Tuy nhiên, điều này lại là nỗi trăn trở mất đi lợi thế cạnh tranh của những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày…

“Nhà máy thông minh” – nỗi trăn trở của những ngành nhiều lao động
Ảnh nguồn Internet

86% lao động ngành dệt may, da giày sẽ mất việc làm trong 2 thập kỷ tới – Đây là dự báo được Tổ chức Lao động thế giới ILO đưa ra khi nói về tương lai của những lao động làm việc trong những ngành sử dụng nhiều nhân công tại Việt Nam. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của những công nghệ mới với trí tuệ nhân tạo, robot cũng khiến cho các doanh nghiệp này trăn trở vì nước ta sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh là nhân công giá rẻ. Bởi máy móc sẽ dần thay thế rất nhiều công việc của con ngưởi.

“Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 sẽ mang lại nhiều cơ hội cho những nước đang phát triển như Việt Nam nhưng cũng sẽ khiến nhiều lao động mất việc. Trong quá trình sản xuất, chỉ có những công đoạn nào mà máy móc không thay thế được thì con người mới “chiến thắng” – Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền - TGĐ Tổng công ty May 10 cho biết.

Bạn muốn xem thêm: Công nghiệp 4.0 là gì? Ảnh hưởng của công nghiệp 4.0 đến ngành dệt may Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay, hoạt động sản xuất công nghiệp chủ yếu là sản xuất thô, gia công cao; chưa có nhiều sản phẩm có hàm lượng tri thức cao; các ngành công nghiệp hỗ trợ, chế biến chưa thực sự phát triển… không chỉ chưa tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế mà còn khiến chi phí sản xuất ra sản phẩm thành phẩm cao hơn nhiều nước trong khu vực. Ví dụ như trường hợp với Trung Quốc, nhờ sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao nên giá thành sản xuất ra 1 sản phẩm của nước này thường thấp hơn Việt Nam. Do đó mà doanh nghiệp Việt chỉ bán được hàng khi đối tác không mua sản phẩm của Trung Quốc.

Ông Nguyễn Phú Cường – đại diện Vụ khoa học và công nghệ nhận định:
“Thách thức của Việt Nam trước cuộc cách mạng công nghệ 4.0 chính là công nghệ cũ, lạc hậu. Muốn thay đổi điều này cần rất nhiều thời gian, công sức và cả tiền bạc. Nước ta sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, tác động tiêu cực như sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp; gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống… Ngoài ra, Việt Nam còn có khả năng trở thành “bãi rác” công nghệ của thế giới.”

Vì thế mà các doanh nghiệp Việt cần phải “vận động” để giảm thiểu các thách thức và thay đổi chuyển mình theo xu thế công nghiệp 4.0 để tự tạo ra lợi thế cạnh tranh cho chính doanh nghiệp mình.

Xem thêm: Lao động Việt cần làm gì trước thách thức cách mạng công nghiệp 4.0?

Ms.Công nhân

4.1 (651 đánh giá)
“Nhà máy thông minh” – nỗi trăn trở của những ngành nhiều lao động “Nhà máy thông minh” – nỗi trăn trở của những ngành nhiều lao động

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tết có trở thành “gánh nặng” với công nhân?

Tết có trở thành “gánh nặng” với công nhân?

Mức lương công nhân vốn ngày thường chỉ đủ lo cho cuộc sống gia đình, Tết đến ai cũng mong chờ tiền thưởng từ công ty để trang trải. Ấy vậy mà tình tr...

26.11.2024 526

Thưởng Tết ít ỏi, người lao động không dám về quê ăn Tết

Thưởng Tết ít ỏi, người lao động không dám về quê ăn Tết

Là một trong 8 khoản tiền công nhân có thể được nhận dịp Tết, nhưng một số doanh nghiệp chỉ thưởng khoảng 50.000 - 100.000 đồng khiến người lao động c...

26.11.2024 584

Lịch nghỉ Tết 2025 chính thức cho người lao động

Lịch nghỉ Tết 2025 chính thức cho người lao động

Như thường lệ, Vieclamnhamay.vn tổng hợp thông tin chính thức về lịch nghỉ Tết năm 2025, gồm lịch nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán để Người lao đ...

21.11.2024 215

Chi đến 20 tỷ đưa 42.000 công nhân giày dép đi du lịch Đà Lạt từ tháng 9

Chi đến 20 tỷ đưa 42.000 công nhân giày dép đi du lịch Đà Lạt từ tháng 9

Chia sẻ với truyền thông, đại diện công ty giày dép quy mô lớn tại Đồng Nai xác nhận, doanh nghiệp này đang có kế hoạch đưa 42.000 công nhân của mình...

08.08.2024 361