Những ai có quyền được đuổi việc công nhân

09.08.2016 3771 dothidiuhd

Công nhân (CN) ký HĐLĐ cùng với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (DN) thì sẽ chỉ có người đại diện theo pháp luật hoặc là cá nhân được người đại diện theo pháp luật ủy quyền thì mới được quyền chấm dứt HĐLĐ với NLĐ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người lao động (NLĐ) sẽbị buộc chấm dứt công việc vì lệnh của trưởng phòng nhân sự, phó giám đốc hoặc là ngay cả... quản đốc!

Cùng là làm thuê như nhau cả thôi, vênh váo làm chi!

“Tôi làm việc ở bên tổ bảo trì máy. Hồi cuối tháng 6 vừa qua, trong lúc làm việc, tôi với tổ trưởng có xích mích, to tiếng, vậy là ông tổ trưởng bảo là sẽ đuổi cổ tôi” - anh Nguyễn Văn Thành, nhân viên bên tổ bảo trì, Công ty may mặc Minh Quang (TP.HCM), bức xúc cho biết. Anh Thành làm việc ở Công ty này đã được 5 năm, đầu năm 2016, anh với Công ty đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trong quá trình anh làm việc, anh vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ đã được giao, kết quả đánh giá hoạt động sau 6 tháng vừa qua, anh còn được công ty tuyên dương. Thế nhưng, trái với sự hài lòng của bên ban giám đốc, tổ trưởng tổ bảo trì lại “không hề ưa anh”.

“Ông ấy không hề ưa tôi nên tôi cũng chẳng thiết tha gì với ông ấy cả. Hôm rồi, khi kiểm tra chiếc máy ủi hơi, tôi với ông ấy đã cãi nhau. Ông ấy thông báo rằng sẽ đuổi việc tôi, sau đó ông đấy không giao việc cho tôi nữa, rồi nói từ ngày mai tôi có thể ở nhà luôn. Tôi ký HĐLĐ với đại diện theo pháp luật của Công ty, ông ấy có quyền gì mà lại đuổi tôi? Tôi sẽ khiếu nại”, anh Thành đã nói.

Trường hợp khác thì lại bị phó tổng giám đốc đình chỉ công việc là bà M.L, làm việc tại Công ty X. “Sau 3 lần kêu tôi làm đơn nghỉ việc nhưng mà tôi không nghỉ, bà phó tổng giám đốc vừa mới nghĩ ra trò vu cho tôi ăn cắp tiền rồi sau đó lập biên bản, đình chỉ công việc và đã yêu cầu tôi bàn giao công việc. Bà ấy còn báo cho bảo vệ là không cho phép tôi bước vào văn phòng, gửi biên bản sự việc đến phòng nhân sự để giải quyết. Tôi phải giao lại thẻ xe, thẻ nhân viên và thẻ bảo hiểm lại cho nhân viên trong phòng”, bà M.L đã nói.

Lạm quyền rất dễ xảy ra tranh chấp!

Trao đổi về vụ việc của bà M.L, luật sư Hồ Nguyên Lễ ( thuộc Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng, căn cứ theo như biên bản sự việc thì chuyện “mất tiền” chưa thể có kết luận cuối cùng mà phó tổng giám đốc đã nhanh chóng chỉ đạo đình chỉ công việc của bà L, thu lại cả thẻ nhân viên, thẻ BHYT là quá vội vàng. Theo Bộ luật Lao động năm 2012, chỉ có qui định “tạm đình chỉ” theo Điều 129 mà không hề có qui định “đình chỉ”. Như vậy lệnh “đình chỉ” không giao công việc tương đương như là chấm dứt HĐLĐ. Phó tổng giám đốc không phải là người được đại diện pháp luật của Công ty là người sử dụng lao động nên không có quyền được “đình chỉ” chấm dứt HĐLĐ với bà L. Nhưng mà khi bà L. đến Công ty, bảo vệ không cho vào làm việc (theo như chỉ đạo của phó tổng giám đốc) mà người đại diện theo pháp luật của Công ty là người sử dụng lao động không có ý kiến nào khác mà vẫn để bà L. không được vào làm việc là đã cấu thành hành vi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái với pháp luật. Bà L. có quyền khởi kiện đến tòa án có thẩm quyền xét xử để có thể bảo vệ quyền lợi của mình mà cũng không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải.

Mới đây, tại một phiên tòa xét xử về vụ việc NLĐ bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ ở tòa án quận 9, TP.HCM, đại diện Công ty có ý kiến cho rằng, “người thông báo với bảo vệ không cho NLĐ vào Công ty làm việc là trưởng phòng nhân sự chứ không phải là người đại diện theo pháp luật của Công ty nên Công ty không sai. Công ty không đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ”. Ý kiến này cũng đã bị hội thẩm nhân dân của phiên tòa bác bỏ ngay. “Trưởng phòng nhân sự chính là người đã thay mặt ban giám đốc để điều hành nhân sự ở Công ty, CN “thấp cổ bé họng”, nói gì thì họ cũng phải chịu. Trưởng phòng nhân sự đuổi việc, thông báo cho bảo vệ không cho NLĐ vào Công ty làm việc. Trong khi NLĐ khóc lóc trước cổng Công ty mà người sử dụng lao động không có ý kiến gì thì tức là cũng đồng tình cho NLĐ nghỉ việc. NLĐ kiện là đúng”, vị hội thẩm nhân dân của phiên tòa đã phân tích.

Kinh nghiệm rút ra là, nếu như bạn đang là công nhân "thấp cổ bé họng" thì bạn nên nắm rõ và thật kỹ những quy định về lao động và hợp đồng lao động của mình để bảo vệ quyền lợi của mình khi có tranh chấp xảy ra. Có như thế, cuộc sống của bạn mới được ổn định và ít phụ thuộc hơn vào người khác

Có thể bạn quan tâm:

- Tin tức tuyển công nhân mỗi ngày

- Những việc làm Bình Dương hấp dẫn

4.0 (660 đánh giá)
Những ai có quyền được đuổi việc công nhân Những ai có quyền được đuổi việc công nhân

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Công nhân cần làm gì để được nghỉ Tết sớm hoặc đi làm muộn?

Công nhân cần làm gì để được nghỉ Tết sớm hoặc đi làm muộn?

Tết Nguyên đán 2025, người lao động được nghỉ tối đa 9 ngày hưởng nguyên lương. Tuy nhiên, nhiều công nhân có nguyện vọng được nghỉ Tết sớm hoặc đi là...

22.11.2024 1331

Làm việc thời vụ là gì? Tìm việc làm thời vụ Tết ở đâu?

Làm việc thời vụ là gì? Tìm việc làm thời vụ Tết ở đâu?

Hiện không ít lao động chọn làm việc thời vụ vì nhiều lý do và ích lợi mà công việc đó mang lại. Như thế nào là làm việc thời vụ? Tại sao nhiều người...

21.11.2024 881

Thưởng Tết và 8 vấn đề công nhân - người lao động cần biết

Thưởng Tết và 8 vấn đề công nhân - người lao động cần biết

Cuối năm là thời điểm mong đợi nhất của hầu hết người lao động, nhất là công nhân nhà máy vì sắp được nhận một khoản tiền thưởng Tết - được nghỉ dài n...

21.11.2024 8947

Nôn nao đợi nhận 8 khoản TIỀN công nhân có thể có dịp Tết

Nôn nao đợi nhận 8 khoản TIỀN công nhân có thể có dịp Tết

Không chỉ tiền lương cơ bản, cố định hàng tháng, dịp Tết, nhiều công nhân có mức tổng thu nhập trên dưới chục triệu đồng từ nhiều khoản chi trả liên q...

20.11.2024 635