Chế độ ốm đau và 5 thông tin hữu ích người lao động cần biết
19.10.2020 2994 bientap
MỤC LỤC
Khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, chế độ ốm đau là một trong những quyền lợi cơ bản dành cho người lao động. Bài viết sau đây, Tuyencongnhan.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu những thông tin hữu ích mới nhất liên quan đến chế độ ốm đau đang được áp dụng hiện hành.
► Điều kiện hưởng chế độ ốm đau gồm những gì?
► Quy định về thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau
- Khi bản thân người lao động bị ốm
+ Thời gian được nghỉ việc khi ốm đau:
• Nghỉ tối đa 30 ngày/ năm - nếu đóng BHXH dưới 15 năm
• Nghỉ tối đa 40 ngày/ năm - nếu đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm
• Nghỉ tối đa 60 ngày/ năm - nếu đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên
Với người lao động làm việc trong những ngành nghề nặng nhọc, độc hại thì thời gian nghỉ việc khi ốm đau được cộng thêm 10 ngày.
+ Mức hưởng chế độ ốm đau:
Ví dụ: Chị Hoa nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau 5 ngày, mức lương tháng đóng BHXH của chị là 5 triệu đồng, vậy thì số tiền trợ cấp ốm đau chị Hoa được nhận là:
(5.000.000 : 24) x 75% x 5 = 781.250 đồng
- Khi người lao động ốm dài ngày
+ Thời gian được nghỉ ốm dài ngày:
Với trường hợp người lao động phải nghỉ ốm dài ngày, bệnh đó phải là bệnh nằm trong danh mục cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y Tế. Thời gian nghỉ là 180 ngày (kể cả ngày nghỉ hàng tuần, lễ, tết) và tối đa bằng thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
+ Mức hưởng chế độ ốm đau:
⇒ Về tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau:
• 180 ngày đầu - áp dụng tỷ lệ 75%
• Nếu nghỉ ốm hơn 180 ngày thì những ngày sau tính theo tỷ lệ: 65% (nếu tham gia BHXH trên 30 năm), 55% (tham gia BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm), 50% (đóng BHXH dưới 15 năm)
- Khi con người lao động bị ốm
+ Thời gian được nghỉ việc khi con ốm:
• 20 ngày/ năm nếu con dưới 3 tuổi
• 15 ngày/ năm nếu con từ đủ 3 tuổi đến dưới 7 tuổi
+ Mức hưởng chế độ ốm đau:
► Những trường hợp không được giải quyết chế độ ốm đau
► Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm những gì?
- Đối với người lao động
+ Khi bản thân người lao động bị ốm
• Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện
• Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở y tế khám bệnh cho NLĐ cấp
+ Khi người lao động nghỉ ốm dài ngày
• Trường hợp điều trị nội trú: bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của NLĐ dưới 7 tuổi + giấy chuyển tuyến/ giấy chuyển viện (nếu có). Nếu tử vong tại cơ sở y tế thì thay bằng giấy báo tử.
• Trường hợp điều trị ngoại trú: bản chính giấy nghỉ việc hưởng BHXH
+ Khi người lao động chăm sóc con dưới 7 tuổi
• Bản chính/ bản sao giấy ra viện
• Bản chính/ bản sao sổ y bạ của con
+ Khi người lao động ra nước ngoài khám - chữa bệnh
• Giấy khám chữa bệnh cho cơ sở y tế nước ngoài cấp (bản dịch tiếng Việt)
• Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong nước (bệnh viện Tỉnh/ Trung ương) về tình trạng bệnh.
- Đối với người sử dụng lao động
Khi doanh nghiệp có trường hợp được hưởng chế độ ốm đau thì người sử dụng lao động cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
• Danh sách người lao động được hưởng chế độ ốm đau
• Hồ sơ của người lao động (NLĐ chuẩn bị)
► Quy trình giải quyết chế độ ốm đau cho người lao động
→ Trong thời hạn không quá 55 ngày kể từ ngày NLĐ làm việc trở lại, người sử dụng lao động chuẩn bị đủ hồ sơ cần thiết và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
→ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
→ Số tiền chế độ ốm đau của người lao động sẽ được chuyển về tài khoản của doanh nghiệp sử dụng khi nộp bảo hiểm xã hội. Và doanh nghiệp có trách nhiệm chi trả số tiền đó lại cho chính người lao động.
Ms. Công nhân