Nội dung công việc và Quy trình Giám sát chất lượng sản phẩm, PQC cần biết
18.01.2018 6751 hongthuy95
Mọi sản phẩm đạt chuẩn đều phải trải qua khâu giám sát chất lượng. Đây là công việc thuộc trách nhiệm của nhân viên kiểm soát chất lượng (PQC). Vậy bạn có biết nội dung công việc giám sát chất lượng là gì? Quy trình giám sát chất lượng ra sao? Bài viết này, Tuyencongnhan.vn sẽ giúp bạn giải đáp.
Công việc giám sát chất lượng sản phẩm
Để giám sát/ kiểm soát chất lượng sản phẩm, doanh nghiệp phải đảm bảo giám soát/ kiểm soát toàn bộ các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tạo ra chất lượng sản phẩm, nhấn mạnh nhất vào quá trình sản xuất. Cụ thể, việc giám sát chất lượng sản phẩm thực chất là giám sát các yếu tố như sau:
Giám sát con người
Nhân sự là yếu tố trực tiếp tạo ra chất lượng sản phẩm. Để thực hiện công việc, người giám sát phải là người: đã được đào tạo - có trình độ chuyên môn và kỹ năng thực hiện công việc - được thông tin cụ thể về nhiệm vụ được giao - có đầy đủ tài liệu, hướng dẫn liên quan - có đủ điều kiện, phương tiện làm việc - …
Giám sát phương pháp và quá trình sản xuất
+ Lập quy trình sản xuất, phương pháp thao tác, phương pháp vận hành
+ Thường xuyên theo dõi, giám sát và kiểm soát quá trình thực hiện của từng công nhân
Giám sát đầu vào
+ Hỗ trợ với QA trong việc lựa chọn người cung cấp
+ Nắm đầy đủ các dữ liệu mua hàng
+ Kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm nhập vào bao gồm kiểm tra chất lượng vật tư, nguyên liệu đầu vào.
Giám sát thiết bị
Các thiết bị tham gia vào quá trình sản xuất phải đảm bảo phù hợp với yêu cầu - được kiểm tra thường xuyên và bảo dưỡng định kỳ.
Giám sát môi trường sản xuất
Môi trường sản xuất phải đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn về vệ sinh, ánh sáng, nhiệt độ,…- đảm bảo các chỉ tiêu về độ an toàn trong suốt thời gian làm việc.
Quy trình giám sát chất lượng sản phẩm (KCS)
Quy trình giám sát chất lượng sản phẩm gồm 4 bước sau:
Bước 1: Lập kế hoạch chất lượng – Quanlity Planning
Để lập được kế hoạch chất lượng, người giám sát phải:
+ Hiểu rõ về sản phẩm, công việc được giao
+ Tìm hiểu và nắm vững các tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp để áp dụng
+ Đảm bảo sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và an toàn chất lượng
+ Đảm bảo sản phẩm tạo ra đáp ứng yêu cầu trong sản xuất
Bước 2: Kiểm soát chất lượng – Quanlity Control
Mọi sản phẩm hoàn thiện cần trải qua quy trình kiểm soát chất lượng thực tế trước khi đóng gói. Việc đánh giá chất lượng sản phẩm phải dựa trên những tiêu chuẩn chất lượng đã có theo quy định. Mỗi dòng sản phẩm sẽ có một biểu mẫu đánh giá chất lượng thực tế riêng. Nhưng nhìn chung, đều tuân thủ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm chung như sau:
+ Kiểm tra chất lượng thành phẩm (linh kiện, mẫu mã, kết cấu,…)
+ Kiểm tra tính hiệu quả của thành phẩm (máy có vận hành đúng nguyên lý không, các linh kiện có được sắp xếp đúng tiêu chuẩn không, hàng hóa có được may theo mẫu không,…)
+ Thử tác động vật lý đo độ bền sản phẩm
+ Thực hiện thử nghiệm sản phẩm hoặc kiểm nghiệm khả năng tối ưu hóa (với công nghệ mới)
Trường hợp phát hiện những sản phẩm gặp vấn đề nặng hơn, chúng sẽ được chuyển đến khu vực giám sát chất lượng đặc biệt. Tại đây, các kỹ thuật viên sẽ tiến hành kiểm tra chuyên sâu, thực hiện thử nghiệm nhiều giờ; hoặc phải trả về sản xuất lại; đảm bảo mọi sản phẩm xuất xưởng đều hoạt động bình thường, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn yêu cầu.
Bước 3: Đảm bảo chất lượng – Quanlity Assurance
Các sản phẩm đạt chuẩn sau khi được đóng gói cũng phải đảm bảo giữ được chất lượng nguyên thể trong quá trình vận chuyển. Tùy vào từng đặc tính của sản phẩm để thực hiện bảo quản, thử nghiệm bảo quản chất lượng cho phù hợp. Sau đó, sẽ được thử nghiệm tại phòng thí nghiệm rung cơ học để kiểm chứng khả năng bảo vệ sản phẩm tốt nhất (không trầy xướt, bễ vỡ,…) khi đến tay khách hàng.
Bước 4: Cải tiến chất lượng sản phẩm
Xem thêm: QA/QC là gì? Công việc của bộ phận QA/QC trong các công ty, nhà máy
Ms. Công nhân