Nội dung và quy trình giám sát chất lượng công trình bạn cần biết

15.01.2018 12240 bientap

Một công trình xây dựng muốn đạt chuẩn về mặt chất lượng cần phải chú trọng vào khâu giám sát quá trình thi công. Vậy bạn có bao giờ thắc mắc: Nội dung giám sát chất lượng công trình thường gồm những gì? Quy trình giám sát chất lượng công trình gồm những bước nào? Bài viết dưới đây của Tuyencongnhan.vn sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi này.

Nội dung và quy trình giám sát chất lượng công trình
Ảnh nguồn Internet

Nội dung giám sát chất lượng công trình

- Giám sát các điều kiện quy định

Kiểm tra kỹ các điều kiện khởi công xây dựng đối với nhà thầu theo quy định của Bộ Luật xây dựng.

- Kiểm tra năng lực nhà thầu

  • Kiểm tra năng lực của đội thi công xây dựng.
  • Kiểm tra nguồn gốc – chất lượng của các thiết bị phục vụ công tác thi công có đảm bảo an toàn hay không.
  • Kiểm tra, giám sát quy trình quản lý chất lượng công trình của bộ phận thầu thi công.

- Giám sát chất lượng vật liệu xây dựng

Tiến hành thử nghiệm chất lượng vật tư, cấu kiện có phù hợp với tiêu chuẩn hay không. Nếu chất lượng không đảm bảo thì chủ đầu tư và đơn vị tư vấn thiết kế phải cùng nhau kiểm tra trực tiếp nguyên liệu ngay để có biện pháp xử lý kịp thời.

- Giám sát quá trình thi công

  • Đơn vị tư vấn giám sát thi công có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quá trình thi công của nhà thầu.
  • Mọi kết quả kiểm tra phải được ghi vào biên bản và nhật ký thi công theo quy định.
  • Nếu phát hiện sai sót về thiết kế, thi công phải liên hệ chủ đầu tư để báo cáo ngay và phối hợp nhà thầu chỉnh sửa kịp thời.
  • Xác nhận bản vẽ hoàn công công trình.
  • Phối hợp tổ chức nghiệm thu công trình theo quy định của Luật xây dựng.
  • Kiểm tra tài liệu phục vụ quá trình nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục, nghiệm thu công trình.
  • Khi có nghi ngờ về chất lượng, phải tiến hành kiểm định lại chấ lượng các hạng mục, công trình xây dựng.
  • Phối hợp giải quyết các vấn đề, vướng mắc phát sinh trong quá trình thi công.

Tìm hiểu thêm: QS là gì? Công việc của QS trong ngành xây dựng

Quy trình giám sát chất lượng công trình

Quy trình giám sát chất lượng công trình gồm 8 bước sau:

- Bước 1: Kiểm tra hồ sơ thiết kế

  • Khảo sát, kiểm tra, đánh giá kỹ hồ sơ thiết kế thi công, thẩm tra dự toán và các quy chuẩn được xem xét áp dụng, đối chiếu với hiện trạng công trình có phù hợp hay không.
  • Kịp thời phát hiện những sai sót trong hồ sơ và đưa ra những giải pháp hiệu quả đảm bảo chất lượng công trình tốt hơn, giảm thiểu các chi phí phát sinh gây lãng phí.

- Bước 2: Xây dựng kế hoạch giám sát

Kỹ sư chịu trách nhiệm giám sát công trình sẽ căn cứ vào hồ sơ thiết kế đã được chỉnh sửa, kết hợp cùng các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng để lập kế hoạch giám sát chất lượng công trình thi công: các hạng mục cần kiểm tra, công việc cụ thể…

- Bước 3: Đánh giá hồ sơ thiết kế thi công

Rà soát, kiểm tra toàn bộ hồ sơ thiết kế từng hạng mục, đảm bảo thực hiện đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng.

- Bước 4: Giám sát từng hạng mục xây dựng

  • Kỹ sư giám sát thi công có nhiệm vụ giám sát chặt chẽ quá trình thi công từng hạng mục, thường xuyên kiểm tra các số liệu thống kê địa chất tại địa điểm xây dựng; kịp thời phát hiện sai sót và nhanh chóng đưa ra các giải pháp xử lý hiệu quả.
  • Kiểm tra, nghiệm thu kỹ từng loại vật liệu, máy móc – trang thiết bị được sử dụng để thi công công trình.

- Bước 5: Đảm bảo tiến độ xây dựng

  • Giám sát, đôn đốc tiến độ xây dựng của nhà thầu, đảm bảo đúng tiến độ như cam kết trong hợp đồng.
  • Nghiên cứu đề xuất những giải pháp rút ngắn thời gian thi công nhưng vẫn đảm bảo tiến độ công trình.

- Bước 6: Quản lý giá thành xây dựng

  • Kỹ sư giám sát có nhiệm vụ tính toán, báo cáo tình hình giá chênh lệch vật liệu ở thời điểm hiện tại với mức giá tính trong hồ sơ thi công cho chủ đầu tư để điều chỉnh giá thành dự toán.
  • Đưa ra các phương pháp giảm giá thành xây dựng tốt nhất nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình.

- Bước 7: Báo cáo định kỳ

  • Định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng báo cáo tiến độ, chất lượng công trình cho chủ đầu tư.
  • Báo cáo các vấn đề còn tồn tại và đưa ra phương án xử lý hiệu quả nhất cho chủ đầu tư.

- Bước 8: Nghiệm thu các hạng mục và toàn bộ công trình

Phối hợp tổ chức nghiệm thu từng hạng mục công trình đã được xây dựng xong, các trang thiết bị được lắp đặt và toàn bộ công trình theo quy định, đảm bảo đạt yêu cầu về mặt chất lượng.

Xem thêm: Danh sách các trường Đại học, Cao đẳng khu vực phía Nam đào tạo ngành xây dựng

Ms.Công nhân

4.4 (714 đánh giá)
Nội dung và quy trình giám sát chất lượng công trình bạn cần biết Nội dung và quy trình giám sát chất lượng công trình bạn cần biết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Tôi vui vì đến ngày tôn vinh chị em công nhân

Hằng năm, cứ đến ngày 8-3, công ty X sẽ tổ chức buổi lễ kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ, cũng là ngày tôn vinh những nữ công nhân xuất sắc, vừa đảm việc c...

08.03.2024 169

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Chi 7-8 tỷ đồng lì xì công nhân trở lại nhà máy làm việc sau Tết

Như thông lệ, ngày làm việc đầu tiên sau kì nghỉ Tết Nguyên đán, công ty Taekwag Vina đều tổ chức họp mặt và lì xì cho toàn thể người lao động. Năm 20...

16.02.2024 554

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân theo Nghị định 13/2023/NĐ-CP

Nghị định 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân​ Chương I - NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ NGHỊ ĐỊNH 13/2023/NĐ-CP BẢO VỆ DỮ LIỆU CÁ NHÂN ♦ Điều 1. Phạm...

17.10.2023 370

PQC là gì? Bản mô tả công việc của PQC trong nhà máy

PQC là gì? Bản mô tả công việc của PQC trong nhà máy

Trong các doanh nghiệp sản xuất, PQC là một vị trí công việc thuộc bộ phận kiểm soát chất lượng. Vậy bạn có biết PQC là gì? Hãy cùng Vieclamnhamay.vn...

21.09.2023 36564