Phiên dịch là gì? 5 cấp độ phiên dịch từ cơ bản đến đỉnh cao bạn cần biết
15.06.2018 11306 hongthuy95
Là một trong những nghề “khát” nhân lực nhất hiện nay, phiên dịch trở thành nghề hot trong thời buổi hội nhập. Tuy nhiên, không phải ai theo nghề cũng hiểu chính xác phiên dịch là gì? Có bao nhiêu cấp độ phiên dịch? Nếu chưa có nhiều thông tin, hãy để Tuyencongnhan.vn giúp bạn giải đáp…
Bạn có biết phiên dịch là gì? Các cấp độ phiên dịch hiện có?
Nếu biên dịch sử dụng ngôn ngữ làm việc là chữ viết thì phiên dịch sử dụng giọng nói để phục vụ cho công việc. Vậy phiên dịch là gì?
Phiên dịch là gì?
Phiên dịch là quá trình chuyển đổi (đồng thời hoặc nối tiếp) một từ/ câu/ đoạn/ văn bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác dưới dạng nói mà không làm thay đổi nghĩa, giúp những người không cùng sử dụng một ngôn ngữ có thể hiểu được ý của nhau.
Một quá trình Phiên dịch chuẩn phải đảm bảo tuân thủ theo quy trình sau: Nghe ngôn ngữ nguồn => Phân tích ngôn ngữ học và văn hóa => Diễn đạt bằng ngôn ngữ đích mục tiêu
Trong đó: ngôn ngữ nguồn là ngôn ngữ cần dịch (từ người nói) - ngôn ngữ đích là ngôn ngữ cần được dịch (cho người nghe) và người dịch được gọi chung là phiên dịch viên.
Phiên dịch là gì? - Phiên dịch là quá trình chuyển đổi thông tin, ngữ nghĩa từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác dưới dạng nói mà không làm thay đổi nghĩa của chúng
5 cấp độ phiên dịch hiện có
- Cấp độ 1 - Language aide
Là cấp độ phiên dịch thấp nhất, người dịch ở cấp độ này chưa được coi là phiên dịch mà chỉ là "người hỗ trợ ngôn ngữ". Vì vậy, họ chỉ cần đạt trình độ sử dụng ngôn ngữ cơ bản, đủ để đáp ứng mục tiêu của các cuộc giao tiếp bình thường hàng ngày như trao đổi nội dung làm việc, hỏi thăm nhau về công việc, sức khỏe, gia đình,…
- Cấp độ 2 - Para-professtional interpreter
Cấp độ 2 được dùng để chỉ những phiên dịch viên bán chuyên nghiệp, người phiên dịch đảm nhận những bản dịch ở cấp trung bình, không mang tính chuyên sâu, thường diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp dịch đối thoại, trao đổi, bàn thảo các vấn đề trong các cuộc họp, các buổi huấn luyện nội bộ,…
Bên cạnh việc hiểu Phiên dịch là gì, người dịch cần nắm được các cấp độ phiên dịch từ cơ bản đến nâng cao
- Cấp độ 3 - Interpreter
Phiên dịch viên muốn hành nghề chuyên nghiệp tối thiểu phải đạt được cấp độ 3 - cấp độ năng lực thấp nhất đáp ứng nhu cầu phiên dịch chuyên nghiệp. Phiên dịch viên ở cấp độ này có thể nhận dịch chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể nào đó như ngân hàng, luật, y khoa, xã hội hay dịch vụ cộng đồng,…
- Cấp độ 4 - Conference Interpreter
Cấp độ 4 yêu cầu phiên dịch viên trang bị trình độ nghiệp vụ mang tính chuyên nghiệp cao. Người phiên dịch ở cấp độ này đủ khả năng để đảm nhận cả 2 loại hình phiên dịch là dịch đuổi và dịch song song trong các cuộc họp, buổi hội nghị hội thảo về một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau như kỹ thuật, khoa học, đàm phán cấp cao hay tài liệu pháp luật,… vì họ có trình độ sử dụng ngôn ngữ cao, có khả năng xử lý những tình huống phát sinh thường xuyên xảy ra trong quá trình dịch,…
Phiên dịch là gì và 5 cấp độ phiên dịch hiện có
- Cấp độ 5 - Senior Conference Interpreter
Đây là cấp độ phiên dịch cao nhất thể hiện năng lực vượt bậc của người phiên dịch viên. Phiên dịch viên ở cấp độ 5 được gọi là "chuyên viên phiên dịch hội nghị" vì họ luôn thể hiện tính chuyên nghiệp và kỷ luật cực kỳ cao, mang đến sự xuất sắc trong công việc tại các buổi dịch đòi hỏi tính chuyên môn cao (từ ngôn ngữ sử dụng, lượng kiến thức hỗ trợ đến kỹ năng và thái độ dịch) như họp báo quốc tế, dịch cabin, dẫn chương trình song ngữ kiêm phiên dịch trực tiếp trên sân khấu/ trên sóng truyền hình trực tiếp,…; có kinh nghiệm dịch thuật dày dặn, linh hoạt và nhạy bén trong giải quyết mọi tình huống phát sinh dù khó, đặc biệt, có khả năng giám sát và tổ chức công việc dịch thuật cho cả một đội/ nhóm phiên dịch.
Với những thông tin mà Tuyencongnhan.vn chia sẻ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn hiểu được Phiên dịch là gì? 5 cấp độ phiên dịch hiện có; từ đó xác định năng lực của bản thân, nỗ lực hoàn thiện để đạt được những cấp độ cao hơn, đáp ứng tốt mọi yêu cầu công việc, làm hài lòng khách hàng và tăng cơ hội làm việc ở môi trường quốc tế.
Ms. Công nhân