Phòng sạch là gì? Làm việc trong phòng sạch có đảm bảo sức khỏe?
24.03.2020 10070 vi.vothanh
Rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp hiện nay thường trang bị phòng sạch để nâng cao chất lượng trong sản xuất. Vậy thực chất, phòng sạch là gì? Môi trường này có đảm bảo an toàn cho người lao động?
Phòng sạch là gì? Làm việc trong phòng sạch có độc hại không? Công nhân cần tuân thủ nguyên tắc nào khi lao động trong khu vực đặc biệt này?... Tất cả những thắc mắc trên sẽ được Vieclamnhamay.vn giải đáp ngay sau đây.
Phòng sạch là gì?
Phòng sạch là phòng làm việc có thiết kế đặc biệt, ở đó, các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, hạt bụi được duy trì trong mức nhất định. Phòng sạch thường ứng dụng để làm khu vực phẫu thuật, thanh trùng, sản xuất mỹ phẩm, linh kiện điện tử nhằm tránh các tác hại ô nhiễm từ môi trường bên ngoài.

Tiêu chuẩn làm việc của phòng sạch là gì?
- Môi trường luôn hạn chế được hạt bụi vi sinh: vi khuẩn, virus, nấm mốc… lơ lửng trong không khí ở mức thấp nhất (tối đa khoảng từ 200 - 2.000 bụi vi sinh/m3 không khí)
- Luôn được kiểm soát và lọc bụi không khí.
- Áp suất được kiểm định liên tục.
- Công nhân viên làm việc trong phòng sạch phải đảm bảo các yêu cầu:
-
Có mũ chuyên dụng trùm đầu để phủ toàn bộ mái tóc và sử dụng khẩu trang khử trùng.
-
Sử dụng kính bảo hộ (tùy vào mục đích của phòng sạch là gì)
-
Sử dụng găng tay đã được khử trùng.
-
Mặc quần áo và mang giày bảo hộ nhằm cách ly cơ thể với trang thiết bị trong phòng.

Làm việc trong phòng sạch có độc hại không?
Một số người vì thiếu hiểu biết thường đồn đoán rằng lao động trong phòng sạch của nhà máy sản xuất mỹ phẩm, linh kiện điện tử... dễ dẫn đến vô sinh, ung thư do nhiễm hóa chất độc hại. Điều này là hoàn toàn vô căn cứ, bởi hiện nay, để làm việc trong môi trường này cần đảm bảo những tiêu chuẩn an toàn riêng. Nếu được làm việc ở đây, công nhân có thể yên tâm vì đây là khu vực khép kín, không khí luôn ở ngưỡng sạch nhất, ngoài ra:
- Công nhân sẽ được tập huấn kỹ năng lao động, giữ vệ sinh trong phòng sạch.
- Được trang bị đồ bảo hộ, giúp hạn chế tiếp xúc với chất độc hại, vi khuẩn trong không khí.
- Các yếu tố phóng xạ, điện từ, hóa chất trong phòng sạch phải đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế.
- Công nhân thường xuyên được tạo điều kiện để theo dõi sức khỏe định kỳ.
- Môi trường làm việc trong phòng sạch luôn được theo dõi, kiểm tra mức độ an toàn, vệ sinh không khí.
Chính vì những lý do trên đây mà làm việc trong phòng sạch không hề gây nguy hại cho sức khỏe người lao động.

Những lưu ý khi làm việc trong phòng sạch công nhân cần biết
Tuy môi trường trong phòng sạch không độc hại nhưng công nhân cũng cần tuân thủ các quy định sau để đảm bảo an toàn:
- Không mang các vật dụng cá nhân như bật lửa, chìa khóa, đồng hồ vào vì những thứ này chứa nhiều vi khuẩn.
- Có thể bỏ tiền trong người khi vào phòng sạch nhưng tuyệt đối không được cầm chúng trong môi trường đó (tiền là nguồn lây nhiễm vi khuẩn trung gian)
- Không ăn uống, nhai kẹo cao su, hút thuốc trong phòng sạch.
- Quần áo bảo hộ, vật dụng mang vào phải là trang phục đã qua kiểm duyệt.
- Không sử dụng mỹ phẩm như nước hoa, son, phấn… trong môi trường phòng sạch.
- Không để các dung môi, hóa chất tiếp xúc trực tiếp với da.
- Công nhân nếu có bệnh về tiêu hóa, hô hấp phải báo cáo và không được làm việc trong phòng sạch.
- Tuân thủ nguyên tắc 5 không:
-
Không mặc quần áo bảo hộ ra khỏi khu vực quy định.
-
Không làm rách quần áo bảo hộ, không ngồi/dựa vào trang thiết bị trong phòng sạch.
-
Không viết/vẽ bậy lên quần áo bảo hộ.
-
Không chuyển động nhanh để tránh va chạm vào trang thiết bị trong phòng.
Nếu đồ bảo hộ như quần áo, găng tay, giày bị hỏng, công nhân cần báo cáo với cấp trên thay trang phục để hạn chế tiếp xúc với các hóa chất, dung môi có tính độc hại trong quá trình làm việc.
Như vậy, nếu tuân thủ đúng các quy định trong phòng sạch thì môi trường làm việc này hoàn toàn đảm bảo sức khỏe cho người lao động. Hi vọng sau khi hiểu rõ phòng sạch là gì, công nhân có thể yên tâm tìm kiếm việc làm nhà máy, khu công nghiệp phù hợp mà không lo sợ về mức độ độc hại của nó.
Có thể bạn quan tâm: Khám sức khỏe thẻ xanh và 5 điều quan trọng công nhân cần biết
Ms. Công nhân