Quy định về thời gian thử việc và 5 điều liên quan NLĐ cần biết
27.11.2019 1735 vi.vothanh
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong thời gian chưa ký kết hợp đồng, pháp luật nước ta đã có những điều luật cụ thể quy định về thời gian thử việc. Đừng bỏ qua những thông tin hữu này vì lợi ích của bạn nằm ở đây.
Thử việc là giai đoạn đầu tiên để mỗi người thể hiện năng lực của bản thân. Chính vì điều này mà nhiều người ngại cân đo tiền lương, giờ làm việc… với nhà tuyển dụng. Bài viết dưới đây sẽ thông tin chi tiết quy định về thời gian thử việc và những điều khoản liên quan.
Về nội dung giao kết hợp đồng thử việc
Trước khi nhận việc, doanh nghiệp và ứng viên có thể thỏa thuận về thời gian lao động, quyền, nghĩa vụ của hai bên bằng hợp đồng thử việc. Cụ thể những nội dung được đề cập đến như sau:
*Hợp đồng thử việc có thể do 2 bên thỏa thuận và không bắt buộc phải ký kết bằng văn bản chính thức.
Quy định về thời gian thử việc và thông báo kết quả
➤ Quy định về thời gian thử việc
Tùy vào điều kiện lao động, tính chất từng ngành nghề mà quy định về thời gian thử việc sẽ khác nhau. Cụ thể, điều 27 của bộ luật Lao động 2012 có nêu rõ:
* Lưu ý:
- Đối với những người làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc
- Trong suốt thời gian thử việc, nếu người lao động không đạt yêu cầu hoặc không phù hợp thì mỗi bên có quyền hủy bỏ thỏa thuận mà không cần phải báo trước hay bồi thường khoản chi phí nào.
➤ Thông báo kết quả thử việc
- Đối với trường hợp thuộc khoản 1, 2 điều 27 bộ Luật Lao động 2012, trước khi kết thúc thời gian thử việc 3 ngày, doanh nghiệp phải thông báo kết quả làm việc cho nhân viên. Nếu đạt yêu cầu, buộc 2 bên phải tiến hành giao kết hợp đồng lao động.
- Đối với trường hợp thuộc khoản 3, điều 27 Bộ luật Lao động 2012, khi kết thúc thời gian thử việc, doanh nghiệp phải thông báo kết quả làm việc, đồng thời ký kết hợp đồng nếu hai bên thỏa thuận tiếp tục hợp tác.
Tiền lương trong thời gian thử việc
Đây là một trong những vấn đề nhạy cảm mà nhiều người mới đi làm thường e ngại khi trao đổi với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, pháp luật nước ta có quy định rõ ràng tiền lương trong thời gian thử việc sẽ do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Ví dụ: Lương chính thức sau khi ký HĐLĐ của ông A là 9.000.000đ/tháng thì lương thử việc tối thiểu là:
9.000.000đ x 85% = 7.650.000đ/tháng
Quy định tham gia BHXH trong thời gian thử việc
Hiện nay, hợp đồng thử việc không phải đóng bảo hiểm xã hội, bởi theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2017 đã quy định những đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc gồm:
Tuy nhiên, cần lưu ý thêm là tại khoản 3, điều 186 Bộ luật lao động có quy định:
Như vậy, mặc dù không phải tham gia BHXH cho lao động đang thử việc nhưng doanh nghiệp phải có trách nhiệm chi trả thêm 1 khoản tiền tương đương với 21.5% tiền tham gia BHXH, BHYT, BHTN cùng lúc với kỳ nhận lương hàng tháng của nhân viên tính đến thời điểm hiện tại.
Quy định xử phạt vi phạm hành chính về thử việc
Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong thời gian thử việc, nước ta đã có quy định phạt tiền từ 500.000đ - 5.000.000đ tùy vào trường hợp doanh nghiệp không chấp hành đúng quy định thời gian thử việc, số lần thử việc và tiền lương thử việc. Đồng thời doanh nghiệp buộc phải trả đủ 100% tiền lương của công việc đó cho người lao động.
Thử việc là giai đoạn khá quan trọng đối với mỗi người. Nếu gặp phải những doanh nghiệp không rõ ràng trong quy định về thời gian thử việc, người lao động cần phải nắm kỹ những điều luật cụ thể trên đây để có thể làm căn cứ trao đổi và thỏa thuận với các cấp lãnh đạo.
Bài viết hữu ích: Lương tối thiểu vùng là gì? 2 điểm mới đáng lưu ý về lương tối thiểu vùng từ năm 2020
Vũ Vi