Trao cơ hội việc làm cho lao động lớn tuổi, tại sao...
Có không ít doanh nghiệp không muốn tuyển dụn...
04.12.2023 14659
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) là việc 1 trong 2 bên trong hợp đồng - người lao động (NLĐ) hoặc người sử dụng lao động (NSDLĐ) quyết định chấm dứt hợp đồng trước thời hạn đã ký kết mà không cần sự đồng ý của bên còn lại. Điều này thường xảy ra khi 1 trong 2 bên có hành vi vi phạm các nội dung, điều khoản đã thỏa thuận trong HĐ hoặc xuất hiện các lý do khác mà 2 bên không thể tìm được tiếng nói chung để tiếp tục hợp tác, làm việc cùng nhau.
Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ là quyền lợi hợp pháp của cả NLĐ lẫn DN, NSDLĐ, được pháp luật bảo vệ.
Theo quy định, NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không cần thông báo trước với NSDLĐ khi thuộc 1 trong các trường hợp:
- Không được bố trí đúng công việc hay địa điểm làm việc đã ký kết; không được đảm bảo điều kiện làm việc như thỏa thuận
- Không được chi trả đủ tiền lương như cam kết, hoặc có trả lương nhưng không đúng với thời hạn đã quy định
- Bị NSDLĐ đánh đập, ngược đãi, có lời nói, hành vi xúc phạm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của NLĐ
- NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ
- Bị cưỡng bức lao động
- Bị quấy rối tình dục (QRTD) khi làm việc, ở nơi làm việc
- LĐ nữ đang mang thai nhưng phải nghỉ việc để đảm bảo sức khỏe theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn
- Đã đủ độ tuổi để nghỉ hưu theo quy định
Nếu NLĐ không thuộc 1 trong các trường hợp được đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật mà không cần phải thông báo trước với NSDLĐ vừa được nêu trên đây thì khi muốn đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật phải tuân thủ thời hạn báo trước cho DN, NSDLĐ và phải báo trước:
- Ít nhất là 45 ngày đối với trường hợp giao kết HĐLĐ vô thời hạn
- Ít nhất là 30 ngày đối với trường hợp giao kết HĐLĐ xác định thời hạn từ 12-36 tháng
- Ít nhất là 3 ngày làm việc đối với trường hợp giao kết HĐLĐ xác định thời hạn dưới 12 tháng.
Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật (thuộc 1 trong những trường hợp được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định, tuân thủ thời gian báo trước (nếu có)) thì NLĐ sẽ nhận được những quyền lợi pháp lý liên quan, đó là:
- Được thanh toán khoản tiền lương còn lại cho những ngày làm việc tại DN, tiền lương tương ứng với những ngày nghỉ phép năm chưa được giải quyết
- Được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp
- Được nhận lại sổ BHXH (đã chốt sổ với thời gian tham gia các khoản BHXH đúng thực tế) và các loại giấy tờ cá nhân khác
NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không tuân thủ thời gian báo trước theo quy định, tức tự ý nghỉ việc, đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật. Khi đó, NLĐ sẽ phải chịu những hậu quả pháp lý liên quan, đó là:
- Không được hưởng trợ cấp thôi việc
- Phải bội thường cho NSDLĐ 1/2 tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ cho những ngày nghỉ không báo trước
- Phải hoàn trả lại cho NSDLĐ chi phí đào tạo nếu có.
Khi phát hiện bản thân bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không rõ lý do, lý do không nằm trong những quy định của pháp luật hoặc thỏa thuận trước đó của 2 bên, DN vi phạm thời gian báo trước, để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình, NLĐ cần:
- Nhanh chóng trình bày rõ vấn đề với tổ chức công đoàn (nếu có), hoặc gửi kiến nghị lên phòng nhân sự hay cơ quan lãnh đạo, bộ phận phụ trách xử lý chế độ quyền lợi cho công nhân viên của DN để được xử lý
- Nếu không được giải quyết hoặc không thể thống nhất thỏa thuận, NLĐ cần đưa sự việc lên Sở LĐ-TB&XH nơi cơ sở đang hoạt động, thậm chí viết đơn khởi kiện kèm các giấy tờ, văn bản liên quan gửi lên toàn án cấp huyện để được giải quyết quyền lợi.
Theo quy định, DN, NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ trong các trường hợp:
- NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc như thỏa thuận trong HĐLĐ
- NLĐ tự ý bỏ việc mà không thông báo, không có lý do chính đáng từ 5 ngày liên tục trở lên
- NLĐ bị ốm đau, tai nạn đã nghỉ việc để điều trị trong thời gian quy định mà chưa phục hồi sức khỏe để quay trở lại làm việc
- NLĐ cung cấp thông tin cá nhân không trung thực khi giao kết HĐLĐ làm ảnh hưởng đến quá trình tuyển dụng của DN
- NLĐ không có mặt tại nơi làm việc sau 15 ngày kể từ ngày hết hạn thời gian tạm hoãn HĐLĐ
- NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu
- Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hay thay đổi cơ cấu kinh tế hoặc vì những lý do bất khả kháng khác mà DN đã tìm mọi cách để khắc phục nhưng vẫn phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm nhân sự.
Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng luật, DN, NSDLĐ phải báo trước cho NLĐ với thời hạn:
- Ít nhất 45 ngày đối với HĐLĐ không xác định thời hạn.
- Ít nhất 30 ngày đối với HĐLĐ xác định thời hạn.
- Ít nhất 3 ngày làm việc đối với trường hợp NLĐ bị ốm đau mà thời gian phục hồi quá lâu, ảnh hưởng đến quá trình làm việc.
Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ, NSDLĐ cần:
- Chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ
- Thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của NLĐ
- Hoàn thành các thủ tục xác nhận thời gian đóng các khoản BHXH bắt buộc của NLĐ (nếu có), hoàn trả lại các giấy tờ liên quan đã giữ của NLĐ, cung cấp bản sao các giấy tờ, tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của NLĐ nếu được yêu cầu
NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ trái quy định sẽ phải:
- Nhận NLĐ quay trở lại làm việc theo HĐLĐ đã giao kết; chi trả các khoản tiền có liên quan, đóng các khoản BHXH bắt buộc cho NLĐ tương ứng với những ngày NLĐ không được làm việc
- Trả thêm cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo HĐLĐ
- Nếu NLĐ không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài những khoản tiền phải trả trên đây, còn phải chi trả trợ cấp thôi việc cho NLĐ theo quy định
- Nếu NSDLĐ không muốn nhận NLĐ vào làm việc trở lại và NLĐ đồng ý thì ngoài những khoản tiền phải trả trên đây, 2 bên có thể thỏa thuận thêm khoản tiền bồi thường cho NLĐ (nếu muốn) với mức ít nhất bằng 2 tháng tiền lương theo HĐLĐ.
NLĐ luôn là đối tượng chịu thiệt trong các chế độ, quyền lợi với NSDLĐ. Do đó, luật lao động luôn quy định rõ ràng các điều khoản để bảo vệ họ. Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là một trong những bảo vệ như thế. Cả NLĐ và NSDLĐ cần tuân thủ đúng luật nếu không muốn thiệt thân hay chi trả những khoản tiền không mong muốn.
Ms. Công nhân
“Thu nhập thấp, năm nào vợ chồng tôi cũng phải bấm bụng dành tiền về quê ăn Tết. Dần dần, Tết trở thành nỗi ám ảnh trong tôi”...Làm lụng vất vả cả...
08.12.2024 2740
Dịp cận Tết, nhiều doanh nghiệp tổ chức tăng ca để kịp tiến độ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài liên tục khiến công nhân kiệt sức và không có thời g...
07.12.2024 30128
Không biết từ bao giờ, câu chuyện “Về quê ăn Tết” lại là nỗi ám ảnh của nhiều công nhân đến thế. Từ cơm áo gạo tiền đến phong tục lễ nghĩa, tất cả dườ...
07.12.2024 3589
Thu nhập thấp, nhiều công nhân mong được tăng ca dịp cuối năm để có thêm tiền trang trải chi phí tàu xe, quà cáp khi về quê. Dù mệt mỏi nhưng mọi ngườ...
06.12.2024 2270
Hãy để vieclamnhamay.vn giúp bạn có được công việc tốt nhất!
Hãy để vieclamnhamay.vn tìm nhân sự tốt nhất cho bạn!