Hướng dẫn cách tính “30/45 ngày báo trước khi xin nghỉ việc” cho NLĐ

31.05.2023 1444hongthuy95

Theo quy định, tương ứng với từng loại HĐLĐ, NLĐ khi có ý định xin nghỉ việc cần thông báo trước cho DN, NSDLĐ biết trước một khoảng thời gian nhất định. Chi tiết phải báo trước bao nhiêu ngày? Cách tính số ngày báo trước này thế nào? Có phải làm đủ số ngày công còn lại mới được nghỉ?... Tất cả những thắc mắc này sẽ được Vieclamnhamay.vn giải đáp trong bài viết hôm nay!

cách tính 30/45 ngày báo trước khi xin nghỉ việc cho nlđ

NLĐ cần báo trước ý định xin nghỉ việc với DN bao lâu?

Luật nêu rõ, NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn nhưng phải báo trước cho NSDLĐ biết, và báo trước:

- Ít nhất 45 ngày nếu ký HĐLĐ không xác định thời hạn

- Ít nhất 30 ngày nếu ký HĐLĐ xác định thời hạn từ 12-36 tháng

- Ít nhất 3 ngày làm việc nếu ký HĐLĐ xác định thời hạn dưới 12 tháng

Thời gian báo trước được tính là ngày thường hay ngày làm việc?

Từ quy định trên đây có thể thấy, thời gian báo trước đối với NLĐ ký HĐLĐ không xác định thời hạn và có xác định thời hạn từ 12 tháng-36 tháng được xác định theo các ngày thông thường, bao gồm cả ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, Tết. Còn với HĐLĐ xác định thời hạn dưới 12 tháng thì thời gian báo trước được xác định theo ngày làm việc, tức không bao gồm ngày nghỉ hàng tuần, ngày lễ, Tết.

Cách tính thời gian báo trước khi xin nghỉ việc cho NLĐ

Như đã trình bày trên đây, tương ứng với mỗi loại HĐLĐ sẽ quy định thời gian báo trước khi xin nghỉ việc ít nhất là 30 ngày - 45 ngày hay 3 ngày làm việc. Khi đó, NLĐ sẽ căn cứ vào ngày muốn bắt đầu nghỉ việc (chọn làm mốc) rồi đếm lùi trở về trước số ngày tương ứng sẽ ra được ngày cụ thể cần thông báo ý định nghỉ việc cho NSDLĐ.

Lấy ví dụ minh họa chi tiết để bạn dễ hiểu nhé!

- Ví dụ 1: Lao động A ký HĐLĐ không thời hạn với công ty X nhưng muốn nghỉ việc từ ngày 15/6/2023 thì phải báo trước chậm nhất là ngày 1/5/2023

- Ví dụ 2: Lao động B ký HĐLĐ có thời hạn 15 tháng với công ty Y nhưng muốn nghỉ việc từ 15/6/2023 thì phải báo trước chậm nhất là ngày 16/5/2023

- Ví dụ 3: Lao động C ký HĐLĐ có thời hạn 6 tháng với công ty Z nhưng muốn nghỉ việc từ 15/6/2023 thì phải báo trước chậm nhất là ngày 12/6/2023

NLĐ thông báo nghỉ việc bằng cách nào?

Luật không quy định hình thức báo trước khi nghỉ việc nên tùy vào quy định của doanh nghiệp hoặc lựa chọn của NLĐ mà lựa chọn hình thức thông báo phù hợp. Một số cách thông dụng như: viết đơn xin nghỉ việc, gửi email xin nghỉ việc, gọi điện hay nhắn tin xin nghỉ việc… gửi đến bộ phận phụ trách hay cá nhân là cấp trên quản lý trực tiếp của DN để được xem xét phê duyệt.

NLĐ có phải làm hết thời gian báo trước mới được nghỉ việc?

Luật chỉ yêu cầu NLĐ tuân thủ thời gian báo trước khi nghỉ việc cho NSDLĐ biết chứ không có quy định cụ thể nào bắt buộc họ phải làm việc đủ số ngày báo trước đó thì mới được coi là đơn phương chấm dứt HĐ đúng luật. Chưa kể, trong thời gian này, HĐLĐ vẫn có hiệu lực nên NLĐ vẫn được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo Luật Lao động và thỏa thuận trong HĐ, như quyền được nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, Tết, nghỉ phép năm, nghỉ việc riêng không hưởng lương, nghỉ hưởng chế độ ốm đau… Do đó, NLĐ có thể xin nghỉ phép, nghỉ ốm, nghỉ không lương nếu muốn để nghỉ việc trước thời gian báo trước quy định. Tuy nhiên, lưu ý rằng, những ngày nghỉ này cần có lý do chính đáng và được NSDLĐ phê duyệt, nếu không sẽ bị quy vào hành vi tự ý bỏ việc và bị coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái luật.

cách tính 30/45 ngày báo trước khi xin nghỉ việc cho nlđ

NLĐ cần báo trước cho NSDLĐ biết ý định xin nghỉ việc theo thời gian quy định

Rõ ràng, quy định của Luật là vô cùng chặt chẽ. NLĐ và DN cần nắm rõ và tuân thủ đúng - đủ để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho mình. Hy vọng những thông tin được Vieclamnhamay.vn chia sẻ trên đây là hữu ích, giúp NLĐ tự tin thông báo nghỉ việc khi có nhu cầu.

Ms. Công nhân

(Tham khảo từ Bộ Luật Lao động 2019)

4.3 (413 đánh giá)
Hướng dẫn cách tính “30/45 ngày báo trước khi xin nghỉ việc” cho NLĐHướng dẫn cách tính “30/45 ngày báo trước khi xin nghỉ việc” cho NLĐ

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Dịp cận Tết, nhiều doanh nghiệp tổ chức tăng ca để kịp tiến độ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài liên tục khiến công nhân kiệt sức và không có thời g...

07.12.2024 30128

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Không biết từ bao giờ, câu chuyện “Về quê ăn Tết” lại là nỗi ám ảnh của nhiều công nhân đến thế. Từ cơm áo gạo tiền đến phong tục lễ nghĩa, tất cả dườ...

07.12.2024 3592

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Thu nhập thấp, nhiều công nhân mong được tăng ca dịp cuối năm để có thêm tiền trang trải chi phí tàu xe, quà cáp khi về quê. Dù mệt mỏi nhưng mọi ngườ...

06.12.2024 2274

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

Công nhân thời vụ có được hưởng nguyên lương trong thời gian nghỉ Tết? 

“Tôi là công nhân thời vụ tại một doanh nghiệp may mặc và có quá trình làm việc kéo dài đến hết tháng 1/2025. Trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán năm...

03.12.2024 6335