Tạp chí Forbes lý giải bí quyết thành công của “doanh nghiệp hấp dẫn nhất Việt Nam”
11.04.2017 3873 bientap
Từ một công ty quốc doanh với 2 nhà máy sản xuất sữa đặc, giờ đây Vinamilk có mức vốn hóa thị trường đạt mức 9,4 tỷ USD. Để trở thành “doanh nghiệp hấp dẫn đầu tư nhất Việt Nam” như lời tạp chí Forbes nhận định, Vinamilk hẳn có những bí quyết thành công của riêng mình.
Ảnh nguồn Internet
Sự quyết liệt của người đi tiên phong
Nhắc đến Vinamilk, không thể không nhắc đến vai trò của bà Mai Kiều Liên – hiện đang đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc công ty này. Năm 1976, nữ kỹ sư trẻ Mai Kiều Liên trở về nước làm việc sau thời gian học công nghệ chế biến sữa tại Liên Xô. Chỉ 1 năm sau đó, bà Liên đã đảm nhiệm vị trí quản lý công ty sữa. 5 năm sau, bà trở thành phó Giám đốc nhà máy sữa.
Và đến năm 1993, cái tên Mai Kiều Liên đứng vào hàng ngũ điều hành của Vinamilk. Năm 2003, với khả năng chèo lái con thuyền Vinamilk, bà Liên đã góp công lớn đưa doanh nghiệp này có mặt trên sàn chứng khoán. Năm 2016, Vinamilk lọt vào danh sách 50 doanh nghiệp hàng đầu châu Á, do tạp chí Fobes bình chọn.
Giờ đây, tập đoàn sữa lớn nhất Việt Nam đã có mức vốn hóa thị trường đạt 9,4 tỷ USD. Như Forbes nhận xét, thành công này có được là nhờ áp dụng phong cách quản lý quốc tế và chiến lược tăng tốc độ sản xuất.
Ảnh nguồn Internet
Bà Liên cho biết, là một nhà quản lý, bạn phải chịu trách nhiệm về mọi quyết định của mình, phải luôn là người đi tiên phong để dẫn dắt thị trường. Mặc dù thời điểm Vinamilk quyết định tung ra sản phẩm sữa chua đã vấp phải không ít ý kiến hoài nghi của chính những người trong công ty về khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tuy nhiên, “mối quan tâm của tôi là dinh dưỡng tốt cho cơ thể và đó là trách nhiệm của một người lãnh đạo đi tiên phong.”
Phát huy những lợi thế cạnh tranh
Vinamilk vẫn đang đứng vững trước sự cạnh tranh của rất nhiều thương hiệu sữa ngoại khi họ thâm nhập vào thị trường Việt Nam như: Dutch Lady, Nestle, Friesland Foods… Từ năm 2016, hầu như tất cả các nhân viên bán hàng của Vinamilk đều bán sản phẩm trực tiếp đến các siêu thị, cửa hàng để giảm các chi phí khâu trung gian. Với tuổi đời hơn 40 năm, lợi thế cạnh tranh mà Vinamilk đang sở hữu chính là một mạng lưới phân phối dày đặc. Nếu muốn gây dựng được một mạng lưới như vậy, các đối thủ phải chấp nhận lỗ ít nhất 10 năm tại thị trường Việt Nam.
Bạn muốn xem thêm: Vươn cao Việt Nam, tự hào công nhân Việt Nam, công nhân Vinamilk
Ảnh nguồn Internet
Bên cạnh đó, một lợi thế khác của Vinamilk là hoạt động tiếp thị. Từ năm 2006, mọi hoạt động tiếp thị của công ty được điều hành bởi ông Trần Bảo Minh - người từng làm việc cho Pepsi Việt Nam và được mệnh danh là “phù thủy Marketing”. Với việc mạnh dạn tăng chi phí tiếp thị từ 2% lên 6%, cái tên Vinamilk dần dần đi vào tiềm thức của hàng triệu người tiêu dùng Việt với một trong những thông điệp “không thể đúng hơn”: Sữa cũng cung cấp dưỡng chất cho người lớn, chứ không chỉ là trẻ em.
Quản trị doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế
Trong hơn 40 gắn bó với Vinamilk, bà Mai Kiều Liên điều hành công ty theo các tiêu chuẩn quản trị doanh nghiệp quốc tế. Bà quyết tâm đưa bèn được Vinamilk lên sàn chứng khoán, phát hành cổ phiếu để chủ động hơn trong kinh doanh. Công ty sẽ không cần phải chờ đợi sự phê chuẩn của chính phủ khi mỗi lần thay đổi kế hoạch kinh doanh. Giờ đây, khi đưa kế hoạch gì, công ty sẽ triển khai thực hiện nhanh chóng trong vòng 2 – 3 tuần.
Ảnh nguồn Internet
Trong quản lý nhân sự, Vinamilk xem con người là tài sản quý nhất nên tiền lương cho lao động cũng là tiền đầu tư hiệu quả nhất. Vì thế mà khi làm việc tại đây, lao động luôn nhận được mức lương cạnh tranh so với thị trường và tương xứng với năng lực. Bên cạnh đó, tiêu chuẩn quản trị quốc tế còn thể hiện ở việc Vinamilk luôn nỗ lực tạo ra một môi trường làm việc vừa chuyên nghiệp nhưng cũng không kém phần thân thiện, cởi mở để nhân viên được thỏa sức giải phóng tiềm năng của bản thân, từ đó tạo ra sự khác biệt.
Bạn đang tìm thông tin Vinamilk tuyển dụng? Truy cập ngay website việc làm Tuyencongnhan.vn
Ms.Công nhân