Tìm hiểu 7 vạch kẻ đường thường gặp để đi đúng Luật
25.02.2019 3791 hongthuy95
Vạch kẻ đường màu vàng, vạch kẻ đường màu trắng, vạch nét đứt, vạch nét liền… là những hình ảnh luôn được nhìn thấy trên đường khi tham gia giao thông. Bạn hành nghề lái xe nhưng đã chắc rằng mình hiểu hết những quy định về từng vạch kẻ đường này? Kiểm chứng sự hiểu biết về Luật của bạn qua bài viết dưới đây của Vieclamnhamay.vn để đảm bảo không bị mất tiền oan vì phạm Luật.

Theo quy chuẩn, vạch kẻ đường màu vàng sử dụng để phân biệt làn ngược chiều - trong khi vạch kẻ đường màu trắng dùng tách làn đường cùng chiều. Mỗi vạch kẻ đường lại có vạch nét đứt, vạch nét liền với những quy định cần tuân thủ tương ứng.
Vạch kẻ đường là gì?
Trước khi tìm hiểu những vạch kẻ đường thường gặp nhất, lái xe cần hiểu chính xác “vạch kẻ đường là gì?”
Vạch kẻ đường là một dạng báo hiệu để hướng dẫn lái xe tuân thủ, chấp hành theo khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường. Vạch kẻ đường có thể dùng độc lập hoặc kết hợp với các loại biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu để biểu hiện ý nghĩa rõ ràng hơn. Trường hợp nơi nào vừa có vạch kẻ đường, vừa có biển báo thì lái xe phải tuân thủ theo sự điều khiển của biển báo hiệu.
Các loại vạch kẻ đường thường gặp nhất và ý nghĩa
- Vạch kẻ đường màu vàng
Tên vạch |
Nhận biết |
Ý nghĩa |
Vạch 1.1: vàng nét đứt
|
Dạng vạch đơn, màu vàng, đứt nét |
- Dùng để phân chia các làn đường ngược chiều, không có dải phân cách giữa - Xe lưu thông trong đoạn đường có vạch vàng nét đứt được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả 2 phía. |
Vạch 1.2: vàng nét liền
|
Dạng vạch đơn, màu vàng, liền nét; thường được sử dụng ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nếu đối đầu. |
Tương tự như vàng nét đứt, nhưng với vạch vàng nét liền, xe không được lấn làn hoặc đè lên vạch |
Vạch 1.3: vàng nét liền đôi |
Dạng vạch kép (2 vạch vàng song song, đều nhau), màu vàng, liền nét; thường được sử dụng ở những đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn khi đối đầu hoặc ở những vị trí cần thiết khác. |
- Dùng phân chia 2 chiều xe chạy cho những đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa - Xe không được lấn làn, không được đè lên vạch hay vượt xe khác |
Vạch 1.4: vàng một đứt, một liền |
Dạng vạch kép (1 vạch vàng nét đứt, 1 vạch vàng nét liền, song song nhau), thường được sử dụng ở các đoạn đường cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo 1 hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn |
- Dùng phân chia 2 chiều xe chạy cho đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách 2 chiều xe chạy - Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết – xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được cắt qua vạch. |
Vạch 1.5: vàng nét đứt đôi song song |
Dạng vạch kép, màu vàng, đứt nét chạy song song và đều nhau |
Dùng xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. |

- Vạch kẻ đường màu trắng
Tên vạch |
Nhận biết |
Ý nghĩa |
Vạch 2.1: trắng nét đứt |
Dạng vạch đơn, màu trắng, đứt nét |
- Dùng phân chia các làn xe cùng chiều - Xe được phép chuyển làn đường qua vạch |
Vạch 2.2: trắng nét liền |
Dạng vạch đơn, màu trắng, liền nét |
- Dùng phân chia các làn xe cùng chiều nhưng không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác - Xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. |

Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều các vạch kẻ đường khác (như ảnh)

Ms. Công nhân