VFX là gì? Tìm hiểu về nghề VFX
01.11.2018 5141 bientap
VFX là một trong các phân ngành thiết kế đồ họa thu hút khá nhiều bạn trẻ theo đuổi hiện nay. Vậy bạn có thể giải thích cụ thể VFX là gì? Những đặc trưng cơ bản của nghề này là gì? Bài viết được Tuyencongnhan.vn chia sẻ sau đây sẽ cho bạn câu trả lời.
Bạn có biết VFX là gì?
► VFX là gì?
VFX – viết tắt của Visual Effect (F=Eff, X=Ect) là kỹ xảo/ hiệu ứng hình ảnh được ứng dụng trong quảng cáo, truyền hình, điện ảnh, MV ca nhạc, game,… biến những điều không tưởng - những cảnh quay không thể thực hiện trực tiếp ngoài đời trở nên thực trên màn ảnh. Những cảnh người bay liệng trong không trung, chiến đấu với quái vật, đội quân binh lính hàng nghìn người đánh nhau… đều là sản phẩm của kỹ xảo hình ảnh.
► Tìm hiểu nghề VFX
Với nhiều nước trên thế giới, lĩnh vực VFX đã đạt đến đỉnh cao – nhưng ở Việt Nam kỹ xảo hình ảnh vẫn còn khá mới mẻ và đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển.
Một Designer làm hiệu ứng hình ảnh sẽ làm việc với máy tính để tạo ra các kỹ xảo đặc biệt cho cảnh quay. Thông thường, cảnh quay sẽ được quay trên nền phông xanh, sau đó phông sẽ được xóa đi và thêm vào các chi tiết phù hợp với nội dung kịch bản. Nhiệm vụ quan trọng nhất của người làm VFX là thể hiện bối cảnh phim và truyền tải nội dung thông qua việc sáng tạo nên các hiệu ứng để tăng tính chân thật, nâng cao trải nghiệm cho người xem.
Hiệu ứng hình ảnh làm tăng tính chân thật cho các thước phim
Môi trường làm việc của nhân viên VFX thường khá áp lực vì phải thường xuyên làm việc liên tục trong thời gian dài để đảm bảo tiến độ ra mắt của các sản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của khách hàng.
Muốn theo nghề VFX thường là những ứng viên theo học các chuyên ngành thiết kế đồ họa, công nghệ điện ảnh - truyền hình… Để thành công với nghề, ứng viên tìm việc thiết kế kỹ xảo ngoài việc có kỹ năng về công nghệ, cần trang bị cho mình kiến thức về thẩm mỹ, toán học và quản trị.
- Các công đoạn dựng VFX
Trong quy trình sản xuất một sản phẩm cần sử dụng công nghệ hiệu ứng hình ảnh, nhân viên VFX sẽ “góp mặt” ở hai giai đoạn: tiền kỳ và hậu kỳ.
Công việc ở giai đoạn tiền kỳ bao gồm: thể hiện ý đồ của đạo diễn thông qua các khung hình phim, bản phim thô được dựng bằng hiệu ứng CG, tạo mô hình – bối cảnh phục vụ công tác quay phim, xây dựng các phần mềm – dụng cụ cần thiết cho đội hậu kỳ…
Còn với giai đoạn hậu kỳ, công việc của nhân viên VFX gồm: ghi lại quỹ đạo của máy quay trong không gian 3 chiều, vẽ cảnh nền viễn tưởng, cắt đối tượng – nhân vật để lồng vào ảnh khác, xử lý đồ họa – chuyển động – ánh sáng, giả lập không gian xung quanh và bước cuối cùng là ghép các đoạn phim đã chỉnh sửa thành sản phẩm hoàn chính.
Trên đây là sơ đồ mô tả quy trình dựng kỹ xảo cho phim
Với một ứng viên mới vào nghề, vị trí bắt đầu thường là “runner” – phụ trách nhiều công việc lặt vặt khác nhau, có thể không liên quan đến nhiệm vụ VFX – tuy nhiên đây là giai đoạn tiền đề cho bạn “học lỏm” công việc, để đủ khả năng đảm nhận các công việc sản xuất VFX về sau. Cụ thể, các cấp bậc nhân sự của một studio chuyên làm hiệu ứng hình ảnh bao gồm:
- Những yếu tố cần thiết để trở thành một nhân viên VFX giỏi
- Kiến thức về điện ảnh và toán hình học – vì sẽ được vận dụng rất nhiều trong quy trình sản xuất sản phẩm VFX.
- Sự sáng tạo nhưng phải gắn liền với tính hiệu quả, tìm giải pháp đạt được các chỉ tiêu đề ra trong một khoảng thời gian có hạn.
- Có kỹ năng làm việc nhóm tốt để phối hợp làm việc hiệu quả với nhân viên làm việc ở các công đoạn khác nhau, cho ra thành phẩm chất lượng.
- Cẩn thận trong từng công việc được giao thực hiện để không xảy ra sai sót, ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình sản xuất.
- Có kỹ năng làm việc với deadline, tạo ra các sản phẩm khiến khách hàng hài lòng.
- Chủ động cập nhật các xu hướng mới và rèn luyện kỹ năng cá nhân – làm chìa khóa thăng tiến cho bản thân về sau.
- Cơ hội nghề VFX hiện nay
Thực tế cho thấy ngày càng có nhiều người Việt tham gia vào giai đoạn sản xuất hậu kỳ của các bộ phim bom tấn của Hollywood - cho thấy cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ là rất lớn, kể cả nền điện ảnh – truyền hình phát triển bậc nhất thế giới. Ứng viên có thể chọn làm việc cho các studio lớn với quy trình sản xuất tiền kỳ - hậu kỳ từ A đến Z, “đầu quân” cho công ty chuyên sản xuất hậu kỳ hoặc có thể làm freelance cho một số công đoạn nhất định. Nếu có đủ kỹ năng cần thiết, định hướng và khả năng tài chính – bạn hoàn toàn có thể trở thành một nhà sản xuất phim độc lập.
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có nguồn nhân lực làm phim hoạt hình – sản xuất game… phong phú với môi trường làm việc khá triển vọng. Cùng với đó, sự phát triển của ngành công nghiệp điện ảnh – truyền hình của nước ta cũng sẽ kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân sự phụ trách mảng VFX.
Truyền hình – Điện ảnh phát triển mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các bạn trẻ muốn theo đuổi lĩnh vực VFX
Với những thông tin Tuyencongnhan.vn tổng hợp trong bài viết này, hy vọng đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi “VFX là gì?” cũng như tìm hiểu về nghề VFX hiện nay.
Ms. Công nhân