Vi phạm bản quyền trong thiết kế - những điều Designer cần biết

28.01.2019 4396 bientap

Thiết kế là lĩnh vực gắn liền với sự sáng tạo mang tính cá nhân và khi sản phẩm đã đăng ký bản quyền thì sẽ được pháp luật bảo hộ. Nếu bạn là ứng viên tìm việc thiết kế, hãy biết tự bảo vệ mình bằng những thông tin về vấn đề vi phạm bản quyền được Tuyencongnhan.vn chia sẻ sau đây.

Vi phạm bản quyền trong thiết kế
Bạn biết gì về vấn đề vi phạm bản quyền trong thiết kế?

Bản quyền thiết kế là một vấn đề nhạy cảm, đôi khi Designer sẽ bị kiện bất thình lình bởi một đơn vị/ cá nhân trong nước hay nước ngoài vì một thiết kế nhiều năm trước có sử dụng một hình ảnh lấy từ Google đã được đăng ký bản quyền. Do đó, trước hết bạn cần phải hiểu được:

► Vi phạm bản quyền là gì?

Vi phạm bản quyền là hành vi sao chép y nguyên – lưu truyền tác phẩm của người khác mà không xin phép hoặc không ghi rõ nguồn gốc – tên tác giả chính. Trầm trọng hơn là công bố gây hiểu nhầm sản phẩm đó do mình sáng tạo ra – vi phạm quyền tác giả sở hữu trí tuệ.

► 3 “Chế tài” xử lý với hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

- Xử lý hành chính: khi bị cơ quan chức năng phát hiện hành vi vi phạm và ra quyết định xử phạt tiền.

- Xử lý hình sự: khi bị cơ quan chức năng phát hiện vi phạm mà đó là hành vi mang tính chất gây nguy hiểm cho xã hội, thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị khởi tố - điều tra – xét xử theo quy định.

- Xử lý dân sự: tác giả sở hữu tác phẩm tiến hành khởi kiện người có hành vi vi phạm bản quyền và yêu cầu được bồi thường thiệt hại, ngừng hành vi vi phạm.

Đa phần các vi phạm trong lĩnh vực bản quyền thiết kế hiện nay đều được xử lý theo chế tài “dân sự”.

► Mức phạt hành chính vi phạm bản quyền tại Việt Nam được quy định như thế nào?

Theo Nghị định số 131 – năm 2013 của Chính phủ, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả - quyền liên quan áp dụng với cá nhân là 250.000.000 đồng và với tổ chức là 500.000.000 đồng.

Vi phạm bản quyền trong thiết kế
Mức phạt tối đa với hành vi vi phạm bản quyền hiện nay là 500 triệu đồng

Cụ thể, với từng hành vi được quy định như sau:

Hành vi xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm (Được hiểu nôm na là “Ăn cắp” logo, thiết kế)

 

 - Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 với hành vi sử dụng tác phẩm mà không nêu tên thật – bút danh tác giả.

 - Biện pháp khắc phục:

  • Cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
  • Sửa lại chính xác tên tác giả, tác phẩm.

Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm (Sửa chữa không xin phép)

 - Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xét tác phẩm làm ảnh hưởng đến danh dự - uy tín của tác giả.

 - Phạt tiền từ 5.000.000 – 10.000.000 với hành vi xuyên tạc tác phẩm làm ảnh hưởng đến danh dự cá nhân, uy tín của tác giả.

 - Biện pháp khắc phục:

  • Cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
  • Dở bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử và cả trên môi trường Internet, kỹ thuật số.

Hành vi xâm phạm quyền công bố tác phẩm (Sử dụng quảng cáo, thương mại không xin phép)

 - Phạt hành chính từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng với hành vi công bố tác phẩm mà chưa được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả.

 - Biện pháp khắc phục:

  • Phải tiến hành cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.

Hành vi xâm phạm quyền phân phối tác phẩm (“Bán lậu” không xin phép)

 - Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 với hành vi phân phối tác phẩm mà chưa được sự cho phép của tác giả.

 - Biện pháp khắc phục:

  • Dở bỏ bản sao tác phẩm vi phạm trên môi trường Internet, kỹ thuật số dưới hình thức điện tử với vi phạm trên.

 

Để tự bảo vệ mình tránh những rắc rối liên quan đến vấn đề bản quyền thiết kế, Designer cần phải tôn trọng quyền tác giả - tác phẩm và tốt nhất là hãy chỉ tạo ra các thiết kế được nhào nặn từ sự sáng tạo của chính mình. Hy vọng những thông tin được Tuyencongnhan.vn chia sẻ trong bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

Ms. Công nhân

4.1 (451 đánh giá)
Vi phạm bản quyền trong thiết kế - những điều Designer cần biết Vi phạm bản quyền trong thiết kế - những điều Designer cần biết

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Thu nhập thấp, công nhân có nên về quê ăn Tết?

Thu nhập thấp, công nhân có nên về quê ăn Tết?

“Thu nhập thấp, năm nào vợ chồng tôi cũng phải bấm bụng dành tiền về quê ăn Tết. Dần dần, Tết trở thành nỗi ám ảnh trong tôi”... Làm lụng vất vả cả...

08.12.2024 2718

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Doanh nghiệp ép tăng ca dịp cận Tết, công nhân có quyền khởi kiện?

Dịp cận Tết, nhiều doanh nghiệp tổ chức tăng ca để kịp tiến độ. Tuy nhiên, tình trạng này kéo dài liên tục khiến công nhân kiệt sức và không có thời g...

07.12.2024 30110

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Công nhân và nỗi ám ảnh “đẹp mặt” khi về quê ăn Tết

Không biết từ bao giờ, câu chuyện “Về quê ăn Tết” lại là nỗi ám ảnh của nhiều công nhân đến thế. Từ cơm áo gạo tiền đến phong tục lễ nghĩa, tất cả dườ...

07.12.2024 3567

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Tâm sự đời công nhân: “Mong được tăng ca để có tiền tiêu Tết”

Thu nhập thấp, nhiều công nhân mong được tăng ca dịp cuối năm để có thêm tiền trang trải chi phí tàu xe, quà cáp khi về quê. Dù mệt mỏi nhưng mọi ngườ...

06.12.2024 2199