Working language là gì? 5 loại working language khó học nhất thế giới
01.11.2018 3403 hongthuy95
Working language là một trong những tiêu chí quyết định sự thành công trong quá trình tìm việc phiên dịch. Các phiên dịch viên sở hữu và thành thạo các cặp working languge phù hợp với tiêu chí tuyển dụng của nhà tuyển dụng thường có cơ hội trúng tuyển rất cao. Vậy bạn có biết working language là gì? Loại working language nào khó học nhất hiện nay? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây của Tuyencongnhan.vn
Working language là gì?
Working language dịch sang tiếng Việt có nghĩa là ngôn ngữ làm việc; thuật ngữ này dùng chỉ những cặp ngôn ngữ phiên dịch của phiên dịch viên, chẳng hạn như Việt - Anh, Việt - Trung, Việt - Hàn, Anh - Nhật, Trung - Nga… Các PDV được tự do lựa chọn cặp working language để học, tuy nhiên, để đảm bảo cơ hội tìm việc sau tốt nghiệp, PDV ngoài việc chọn theo sở thích thì còn phải cân nhắc sự phù hợp và cần thiết của cặp ngôn ngữ phiên dịch đó với nhu cầu thực tế của xã hội ở hiện tại và tương lai.
Tại Việt Nam, nhu cầu tuyển dụng phiên dịch viên tiếng Anh, Trung, Hàn, Nhật… là vô cùng cao. Điều này được minh chứng rõ ràng qua các tin tuyển dụng phiên dịch trên các website tìm việc chuyên ngành như Tuyencongnhan.vn.
5 loại ngôn ngữ khó học nhất hiện nay
Theo các chuyên gia ngôn ngữ, một người thực sự có nhu cầu học ngôn ngữ cũng sẽ phải mất đến 1,69 năm, tức khoảng 88 tuần, tương đương khoảng 2.200 giờ học mới có thể thông thạo một trong 5 ngôn ngữ sau đây:
#1. Tiếng Ả Rập
Tiếng Ả Rập được đánh giá là ngôn ngữ khó học nhất trên thế giới (tính đến hiện tại) vì ngôn ngữ này có rất ít âm/ từ có nghĩa tương đương, thậm chí không tồn tại trong ngôn ngữ tiếng Anh; ngoài ra, khi viết, tiếng Ả Rập cũng sử dụng rất ít nguyên âm, điều này dễ khiến người học phát âm sai làm sai đi nghĩa của từ. Đây được xem là một trong những khó khăn lớn nhất mà người học ngôn ngữ Ả Rập phải đối mặt và vượt qua nếu muốn thông thạo nó.
Hiện nay, tiếng Ả Rập được sử dụng phổ biến nhất ở Ai Cập và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 221 triệu người dùng.
#2. Tiếng Trung
Dù là một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất thế giới (do dân số Trung Quốc đứng đầu thế giới) nhưng tiếng Trung (bao gồm cả tiếng Quảng Đông và tiếng Quan Thoại) vẫn nằm trong top những loại ngôn ngữ khó học nhất. Bởi, tương tự như tiếng Việt, tiếng Trung cũng có nhiều thanh điệu; do đó, nghĩa của từ sẽ bị thay đổi theo từng giọng điệu của người nói. Ngoài ra, tiếng Trung không sử dụng bảng chữ cái anphabet mà tập hợp hàng nghìn ký tự khác nhau với hệ thống chữ viết vô cùng phức tạp và khó nhớ.
Theo thống kê, để có thể hiểu được những từ sơ đẳng nhất của tiếng Trung, người học bắt buộc phải học thuộc tối thiểu 3.000 ký tự căn bản – để đọc được bài báo thì phải học ít nhất 4.000 ký tự - còn với học giả ở Trung Quốc hiện nhớ được hơn 10.000 ký tự. Hiện, có khoảng hơn 1,3 tỷ người sử dụng tiếng Trung như ngôn ngữ mẹ đẻ.
#3. Tiếng Nhật
Tiếng Nhật hiện có 3 bảng chữ khác nhau tương ứng là hàng ngàn ký tự với cách phát âm và ý nghĩa riêng biệt. Do đó, để thông thạo tiếng Nhật, người học phải cực kỳ quyết tâm và siêng năng, bỏ rất nhiều thời gian luyện tập để ghi nhớ những ký tự căn bản nhất để ghép chúng lại thành một từ/ câu hoàn chỉnh. Ngoài ra, tiếng Nhật được coi là bị ảnh hưởng bởi tiếng Trung nên cũng gây không ít khó khăn cho người học trong quá trình tiếp thu và ghi nhớ.
#4. Tiếng Hàn
Tiếng Hàn và chữ Hàn được xem là có sự giao thoa nhất định của tiếng Trung và tiếng Nhật. Do đó, đây cũng là ngôn ngữ khó học. Với nhiều người sử dụng tiếng Anh thành thạo, việc học tiếng Hàn gần như trở thành thách thức vô cùng lớn. Vì, hệ ký tự, chữ viết, cách phát âm, cấu trúc ngữ pháp hay cách chia động từ trong tiếng Hàn hoàn toàn khác biệt so với hệ chữ Latinh của tiếng Anh.
#5. Tiếng Việt
Ngoại trừ người Việt Nam sử dụng tiếng Việt là ngôn ngữ mẹ đẻ; thì hầu như tất cả người học trên thế giới đều xếp tiếng Việt vào danh sách những thứ tiếng khó học nhất. Bảng chữ cái gồm 29 ký tự bao gồm các ký tự Latinh được ghép lại với nhau kèm theo các thanh điệu để tạo thành các từ/ câu hoàn chỉnh. Ngoài ra, tiếng Việt cũng có nhiều từ mượn từ tiếng Hán, tiếng Pháp hay tiếng Anh… nên vô cùng đa dạng.
Hy vọng những thông tin được Tuyencongnhan.vn chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn trả lời cho thắc mắc “working language là gì? Những loại working language khó học nhất thế giới hiện nay?”, từ đó xác định sở thích của bản thân cũng như nhu cầu nhân sự của hiện tại để lựa chọn ngôn ngữ học phù hợp.
Ms. Công nhân